Khoảng trống cho bảo hiểm vi mô

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 90 - 93)

- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ

2.1.3.3. Khoảng trống cho bảo hiểm vi mô

Theo tiến sĩ Nguyễn Hải Hựu, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, phần lớn trong số khoảng 32 triệu người nghèo và cận nghèo ở Việt Nam chưa tiếp cận được các dịch vụ bảo hiểm thương mại. Thị trường tiềm nằng cho bảo hiểm vi mô ở Việt Nam còn rất lớn, BHVM có thể giúp giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho hàng triệu người có thu nhập thấp.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, các định chế TCVM của Việt Nam mới chỉ tập trung giúp người nghèo thoát nghèo thông qua việc phát triển sản phẩm cho vay tạo thu nhập, mà chưa quan tâm đến bảo vệ người nghèo tránh tái nghèo thông qua việc cung cấp bảo hiểm vi mô cho họ.

Có thể nói, khách hàng của TCVM là những "khách hàng đáng tin cậy". Điều đó được thể hiện qua những đánh giá sau :

Tỷ lệ hoàn trả cao của rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM đã chứng minh rằng : Người nghèo hoàn toàn có khả năng trả nợ (tỷ lệ hoàn trả tiền vay từ 95-100%). Phát hiện này đã loại bỏ định kiến người nghèo không có khả năng trả nợ. Ngày nay, hầu hết các định chế TCVM ghi nhận rằng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ thấp hơn 5%.

Bảng 7: Đánh giá rủi ro tài chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội qua các năm

Rủi ro 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Dư nợ rủi ro trên 30

ngày/tổng dư nợ 7,0% 5,62% 4,10% 3% 2% 2%

Bảng 8: Đánh giá rủi ro tài chính của các định chế TCVM ở Việt Nam và trên thế

giới 12 (2008)

Rủi ro Thế giới Việt Nam Châu Á

Dư nợ rủi ro trên

30 ngày/tổng dư nợ 2,8% 0,1% 2,1%

Bảng 7 và 8 là kết quả đánh giá rủi ro tài chính NHCSXH và của 26 định chế TCVM (không bao gồm (i) các định chế TCVM được Chính phủ tài trợ và đã bàn giao cho Hội phụ nữ địa phương vận hành, (ii) các Quỹ TDND hay (iii) các khoản vay cho người nghèo của NHNN&PTNT)* . Kết quả trên cho chúng ta thấy : rủi ro tài chính cho vay hộ nghèo của NHCSXH giảm rõ rệt qua các năm và đã nhỏ hơn 5% vào năm 2005 và tiếp tục giảm xuống 2% cho đến nay. Và nếu tính cả 25 định chế TCVM còn lại theo yêu cầu * và so sánh với các nước trên thế giới và trong

thanh toán tốt.

Người nghèo VN có khả năng vay và trả nợ với tỷ lệ lãi suất ngang bằng hoặc cao hơn lãi suất thương mại từ các định chế tài chính chính thức. Kinh nghiệm thực

tiễn từ dự án TCVM trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn và sẵn sàng trả mức lãi suất cao hơn mức thông thường để đảm bảo có được khả năng tiếp cận lâu dài đối với các dịch vụ TCVM. Kết quả nghiên cứu thị trường của DID13 về phản ứng của người nghèo đối với các sản phẩm của TCVM đã chỉ ra rằng : chất lượng và uy tín dịch vụ được coi là quan trọng hơn những tín hiệu về giá (mức lãi suất). Khi được hỏi về các khoản vay, người đi vay quan tâm nhiều đến tính sẵn có của các quỹ cho vay, quy mô vay, thời hạn vay rồi mới đến mức lãi suất cao. Tương tự, số người gửi tiết kiệm quan tâm đến việc tạo ra một khoản dự trữ đông gấp hai lần số người quan tâm đến thu nhập từ lãi suất14 . Kết quả là, hầu hết các định chế TCVM hoạt động ở các thị trường có bề dày về thời gian như Băngladesh, Ấn Độ, Inđônêxia hay Bôlivia…đã áp dụng mức lãi suất cho vay từ 1-4%/tháng.

Cung về tín dụng vi mô: Năm 2005, mới có khoảng 35 vạn hộ nghèo (gần 8% số hộ

nghèo tại Việt Nam) được tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính vi mô. Nếu tính cả NHCSXH và NHNNNT thì tổng số người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính vi mô khoảng 4 triệu người.

Cung về tiết kiệm vi mô: Mặc dù đã có một mạng lưới rộng lớn nhưng

NHNN&PTNT chưa có chiến lược huy động các khoản tiết kiệm nhỏ. Nhiều cán bộ của ngân hàng chưa tin là người nghèo có thể tiết kiệm tiền và tiết kiệm chưa được kết hợp với tín dụng. Đối với NHCSXH, lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi

Cung về bảo hiểm vi mô: Hầu hết các tổ chức TCVM mới chỉ cung cấp dịch vụ

tài chính tín dụng và tiết kiệm bắt buộc, một số tổ chức bắt đầu huy động tiết kiêm tự nguyện. Rất ít các tổ chức cung cấp bảo hiểm và chưa có tổ chức nào cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán. Năm 2006, Công ty bảo hiểm nhân thọ Bưu chính cũng bắt đầu cung cấp ra thị trường những sản phẩm phù hợp với người có thu nhập thấp. Công ty sẽ cung cấp những dịch vụ này tới các gia đình lao động Việt Nam những người có khả năng đóng góp mức nhỏ nhưng cũng có có nhu cầu lớn về bảo hiểm.

Nhận thấy, so với lượng cầu về TCVM trên thị trường thì nguồn cung trong

nước còn rất nhỏ bé cả về quy mô, số lượng tổ chức tham gia và các loại hình dịch vụ còn rất hạn chế. Dẫn đến, nhiều người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính vi mô. Còn đối với những người đã được cung cấp thì sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w