Ngân hàng thế giới, DFC và Mekong Economics, 2006 Việt Nam: Xây dựng một chiến lược tổng thể để mở rộng tiếp cận cho người nghèo tới các dịch vụ TCVM Phần I, Việt Nam: DFC SA, tr

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 67 - 75)

: Theo báo cáo của rất nhiều tổ chức TCVMđịnh chế TCVM, tỷ lệ tiết kiệm của người nghèo rất cao Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhu cầu về tiết kiệm

7 Ngân hàng thế giới, DFC và Mekong Economics, 2006 Việt Nam: Xây dựng một chiến lược tổng thể để mở rộng tiếp cận cho người nghèo tới các dịch vụ TCVM Phần I, Việt Nam: DFC SA, tr

Tên Hình thức pháp lý Số điểm phục vụ (2006) Phạm vi hoạt động Tiết kiệm huy động (Tỷ đồng) Số người gửi tiền NHNNPTNT Ngân hàng quốc doanh 2.096 + một số

điểm lưu động Tất cả 64 tỉnh ; 600 huyện 21.050

7.000.00 0

Cty TKBĐ Doanh nghiệp

nhà nước 816 Tất cả 64 tỉnh 12.474 501.900

NHCSXH Ngân hàng

quốc doanh 9.297 Tất cả 10.776 xã 167.285

Quỹ TDND Tổ chức tín dụng

hợp tác 934

Các quỹ độc lập hoạt động tại 8,7%

tổng số xã, có mặt ở 53/64 tỉnh 5.949

1.087.86 5

TYM Dự án của

Hội phụ nữ 17 7 tỉnh 26 22.479

CEP Dự án của Liên đoàn

Các định chế tài chính quốc doanh, nhất là NHNNPTNT, công ty Tiết kiệm bưu điện và NHCSXH được xem là có lợi thế so sánh trong việc phục vụ thị trường thu nhập thấp. NHNN có một mạng lưới với 2.096 chi nhánh và rất nhiều văn phòng giao dịch trên toàn quốc. Công ty TKBĐ hiện đang cung cấp dịch vụ qua 816 điểm bưu điện và có thể mở rộng thêm 1000 điểm nữa. NHCSXH có 597 chi nhánh và 8.700 trạm lưu động, tiếp nhận tất cả 10.776 xã trên toàn quốc. Tuy vậy, những tổ chức có vị thế rất tốt này vẫn chưa tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có để phục vụ thị trường thu nhập thấp.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHNNPTNT không trực tiếp đặt mục tiêu vào thị trường thu nhập thấp kể từ năm 2003 khi chuyển giao trách nhiệm phục vụ người nghèo cho NHCSXH. Tuy nhiên, do đã được giao trách nhiệm phục vụ thị trường tài chính nông thôn, nơi ước tính có 80% hộ thu nhập thấp sống, nên ngân hàng này vẫn là nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm lớn nhất cho hộ thu nhập thấp, tính đến thời điểm này.

NHNN&PTNT đã ký kết thỏa thuận với các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ và Hội nông dân, cũng như một số tổ chức phi chính phủ. Điều này đã giúp ngân hàng tiếp cận được những cộng đồng thu nhập thấp một cách hiệu quả nhờ việc cung cấp dịch vụ qua nhóm thay vì cung cấp trực tiếp cho cá nhân. Ở cấp tỉnh, cán bộ của NHNN&PTNT nói chung ít quan tâm đến thị trường thu nhập thấp, nhưng thái độ ở cấp huyện với vấn đề này thì hoàn toàn khác. Không có những khách hàng thành thị giàu có hơn và các doanh nghiệp, các chi nhánh cấp huyện thường có xu hướng tích cực tìm kiếm khách hàng ở thị trường thấp hơn và có thể sẽ là đối tác tốt cho các sáng kiến trong tương lai. Việc phát triển và thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm gửi góp cho hộ thu nhập thấp ở

một huyện của Quảng Bình đã minh họa cho tiềm năng phối kết hợp này (xem hộp…). Thử nghiệm này cũng gợi ý cho NHNN&PTNT áp dụng một mô hình mà có thể được nhân rộng ra các địa bàn khác để mở rộng đáng kể tiếp cận của hộ thu nhập thấp tới các dịch vụ tiết kiệm trong tương lai.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

Năm 2002, Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam được tái cơ cấu thành Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH). Mạng lưới của NHCSXH đặc biệt sâu rộng, hộ gia đình ở các chi nhành tỉnh hoặc phòng giao dịch huyện 3km hoặc ít hơn có thể tiếp cận dịch vụ tiết kiệm trực tiếp ngay tại chi nhánh hoặc phòng giao dịch (20%) số xã trên toàn quốc được phục vụ theo cách này. Những xã khác được phục vụ qua8.700 trạm giao dịch lưu động. Không có tổ chức tài chính hoặc mạng lưới nào có thể tiếp cận sâu rộng như vậy.

NHCSXH có sứ mệnh rõ ràng là phục vụ người nghèo và tích cực cung cấp tín dụng, nhưng lại không có nhiều động cơ tiết kiệm. Việc cấp vốn của Chính phủ và quy định yêu cầu tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh dành 2% tổng tiết kiệm huy động được để NHCSXH vay đã hàm ý rằng ngân hàng này không cần thiết phải huy động tiết kiệm để tạo nguồn. Hiện nay, huy động tiết kiệm làm tốn thêm chi chí, bởi ngân hàng này phải bỏ nhiều tiền để huy động một đồng hơn là lợi nhuận thu được từ việc vay một đồng đó với lãi suất trợ cấp hiện đang áp dụng. NHCSXH cũng biểu lộ mong muốn trở nên tự vững về tài chính và bắt đầu tăng lãi suất với ý định dần dần đưa lãi suất sát với lãi suất thị trường, nhưng điều này sẽ phải mất nhiều thời gian.

Cũng giống như NHNN&PTNT, NHCSXH cũng ký thỏa thuận với các tổ chức xã hội để cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm cho thành viên thông qua

nhóm. Các tổ chức xã hội giúp thành viên thành lập nhóm, kiểm tra tư cách khách hàng và đóng vai trò như người bảo lãnh ; họ cũng hỗ trợ giao dịch vốn vay ; đổi lại, tổ chức và cá nhân các trưởng nhóm được hưởng hoa hồng.

Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam

Được thành lập năm 1999, Cty TKBĐ hoạt động dưới sự quản lý của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Đến tháng 7 năm 2006, công ty này cung cấp dịch vụ tiết kiệm qua 816 đại lý bưu điện, trong đó có 186 điểm đã được kết nối trực tuyến và trả hoa hồng cho VNPT cho mỗi giao dịch được thực hiện. Nhiệm vụ chính của công ty này là huy động tiết kiệm, 15-20% tiết kiệm huy động được cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, và cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản cho mảng dân số chưa được phục vụ (đó là vùng nông thôn, phụ nữ và người nghèo). Cty TKBĐ dường như không tiếp thị ở những thị trường nơi dịch vụ tiết kiệm được cung cấp rộng rãi.

Mạng lưới của Cty TKBĐ có tiềm năng lớn trong việc mở rộng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm cho hộ thu nhập thấp, bởi có trên 2.000 điểm bưu điện trên toàn quốc hiện đang chưa cung cấp dịch vụ tiết kiệm.

Các định chế tài chính bán chính thức

Không có một con số thống kê chính xác có bao nhiêu định chế tài chính vi mô bán chính thức hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, có gần 60 định chế tham gia Nhóm công tác TCVM (MFWG) được nhiều người biết đến và đạt được mức độ tiếp cận đáng kể. Bảng dưới đây chỉ ra rằng, đây là những nhà

phục vụ nhiều hộ thu nhập thấp hơn cả NHCSXH hay Cty TKBĐ, với mức độ tiếp cận gần bằng với 934 Quỹ TDND.

Bảng 3: Ước tính số tài khoản tiết kiệm của người có thu nhập thấp ở Việt

Nam8 Các nhà cung cấp Số dư tài khoản tiết kiệm trung bình ($) Tổng số tài khoảng của cá nhân/hộ gia đình Điều chỉnh đối với khách hàng không phải người

có thu nhập thấp

Tổng số tài khoản tiết kiệm của người

có thu nhập thấp (ước tính) NHNN&PTNT 805 7.000.000 4.900.000 (70%) 2.100.000 (30%) Cty TKBĐ 557 501.900 401.520 (80%) 100.380 (20%) NHCSXH 350 167.285 83.640 (50%) 83.645 (50%) Quỹ TDND 340 1.000.000 600.000 (60%) 400.000 (40%) Thành viên MFWG 58 335.400 0 335.400 (100%) Tổng Không 9.000.585 5.985.160 3.019.425

Mặc dù thiếu một vị trí pháp lý, nhưng một vài định chế bán chính thức đã tạo ra sự tin tưởng trong cộng đồng khách hàng có thu nhập thấp để những người này tham gia gửi tiết kiệm tự nguyện tại một tổ chức chưa được bảo hiểm. Họ đã cho thấy nhu cầu tiết kiệm và khả năng tiết kiệm của thị trường thu nhập thấp là rất lớn. Họ cũng chứng tỏ được tầm quan trọng của việc thiết kế sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn như quỹ TYM đã tăng gấp đôi số tiền tiết kiệm tự nguyện huy động và tăng tỷ lệ khách hàng sử dụng sản phẩm này từ 29% lên 53% chỉ trong vòng 10 tháng thông qua một số điều chỉnh thiết kế sản phẩm. Các định chế bán chính thức đã thành công trong việc tiếp cận thị trường thu nhập thấp trên diện rộng. Những nỗ lực của họ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm tập trung vào nhu cầu của thị trường. Một vài kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những nơi có cả các định chế TCVM bán chính thức,

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 67 - 75)