- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ
3.34. Giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt NamViệt Nam
tham gia của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là tư nhân thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu to lớn này.
Giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới TCVM ở Việt Nam hiện nay có hai cách :
Một là, thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ của các định chế tài chính đã và đang hoạt động trên thị trường. Trong suốt 20 năm phát triển, TCVM ở Việt Nam chưa làm được điều đó, nguyên nhân lớn từ do những Chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường này, gây ra những méo mó trên thị trường, tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh cho các định chế và làm cho mọi người hiểu lầm TCVM là hoạt động từ thiện. Ngoài ra, chưa có một sự hỗ trợ thích đáng, chưa có những giải pháp giảm thiểu rủi ro cho tư nhân khi gia nhập ngành cũng là hạn chế rất lớn sự đầu tư của tư nhân vào ngành này. Hai là, thu hút đầu tư tư nhân thành lập định chế TCVM mới. Xuất phát từ thực tế về khung pháp lý của Việt Nam hiện nay còn nhiều rào cản cho tư nhân gia nhập ngành. Nghị định 28 và 165 chưa cho phép tư nhân đứng ra thành lập định chế TCVM hoàn toàn là tư nhân. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước trên thế giới chỉ ra rằng, TCVM là một ngành có nhiều đặc tính riêng biệt, nên để một định chế TCVM nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hóa trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính cho người nghèo đầu tư vào những nước có thị trường TCVM còn non trẻ. Chính sự gia nhập của các định chế này sẽ là một điển hình tốt cả về phương thức hoạt động lẫn loại hình dịch vụ cho các định chế trong nước học tập. Đây chính là một cách « đi tắt, đón đầu » thành tựu của ngành TCVM trên thế giới.
Xây dựng một chiến lược tổng thể cho hoạt động tài chính vi mô trình Chính phủ
phê duyệt để làm định hướng triển khai thống nhất trong toàn quốc với tầm nhìn chiến lược là xây dựng một thị trường TCVM phát triển bền vững nhằm mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính cho hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp vi mô. Chiến lược được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Áp dụng các chính sách tài chính và tín dụng theo định hướng thị trường (lãi suất cho vay và tiền gửi do các định chế TCVM tự xác định trên cơ sở lãi suất thị trường, tự do hóa lãi suất có hiệu quả. Chính phủ cần xóa bỏ sự bao cấp về mức lãi suất cho vay theo một lộ trình xác định và cởi bỏ những rào cản vô hình về mức chênh lệch huy động và lãi suất cho vay đối với các định chế tài chính chính thức. Việc chính phủ tiếp tục có chính sách trợ cấp tín dụng thông qua việc cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi suất thị trường sẽ gây nên nhiều bất cập cho hoạt động của khu vực TCVM, không thu hút được thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động này.
- Chính phủ không trực tiếp tham gia vào các chương trình cấp tín dụng mà chỉ hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức tham gia ngành TCVM. Chính phủ và NHTW cần có sự chuyển hướng về chính sách tín dụng cho người nghèo : từ việc cung cấp tín dụng chỉ định có bao cấp cho người nghèo một cách trực tiếp thông qua các tổ chức tài chính nhà nước sang đóng vai trò là người bán buôn và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực đối với một số lượng lớn và đa dạng các định chế TCVM.
Xây dựng môi trường và khuôn khổ pháp lý thích hợp theo hướng hỗ trợ và khuyến khích cho sự phát triển của tài chính vi mô và sự tham gia của tư nhân vào mạng lưới TCVM. Một khuôn khổ có thể giám sát, điều phối và hợp pháp sẽ là các động
- Xây dựng các quy định về tổ chức và hoạt động cho TCVM phù hợp với các đặc thù của hoạt động này. Thực tế đã chứng minh việc áp dụng các qui định quản lý và giám sát ngân hàng vào lĩnh vực tài chính vi mô đã không thể thực hiện được và làm hạn chế sự phát triển của ngành này. Kết quả là người nghèo không được hưởng những dịch vụ tài chính đơn giản, phù hợp của tài chính vi mô.
- Trong khuôn khổ nhiệm vụ của mình, NHNN cùng với các bên liên quan đến hoạt động TCVM cần phải xây dựng và phát triển Bộ tiêu chuẩn hoạt động áp dụng cho tất cả các định chế có hoạt động TCVM. Các tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở thông lệ quốc tế tốt nhất, sử dụng các thang điểm để giúp cho việc đánh giá/ giám sát các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM và để cho chính định chế TCVM tự đánh giá bản thân hoạt động của mình.
- Khuyến khích các tổ chức có hoạt động TCVM áp dụng thông lệ thực hành quốc tế để phát triển bền vững, trở thành một bộ phận không tách rời của khu vực tài chính;
- Kêu gọi các ngân hàng và các định chế tài chính khác cung cấp tín dụng cho người nghèo ở nông thôn. Tạo lập môi trường chính sách, hỗ trợ sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân vào TCVM;
- Trong tương lai gần, các quy định hay khung pháp lý cho định chế TCVM ở Việt Nam cần tính đến các yếu tố tác động của WTO để giúp các Định chế TCVM phát triển tốt hơn và bền vững hơn, và tiếp nhận được các cơ hội của WTO.
Tuyên truyền về vai trò của TCVM như được nêu trong chiến lược quốc gia. Khi đã
phủ cho tới quần chúng nhân dân, và nên lựa chọn cơ chế quảng bá khác nhau để truyền thông hiệu quả ở từng cấp. Ví dụ như qua đài báo, pano quảng cáo có thể ảnh hưởng tới nhận thức của người dân, trong khi những cuộc gặp gỡ nhỏ và không chính thức với các cán bộ có liên quan có thể thay đổi được quan niệm của các nhà lãnh đạo một cách hiệu quả.
Hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân trong việc xác định nhu cung cầu về các dịch vụ TCVM như : xây dựng bản đồ xác mức độ tiếp cận đến dịch vụ TCVM của hộ nghèo, tiến hành nghiên cứu công nghệ trong toàn ngành… từ đó giúp các định chế TCVM dễ dàng thiết kế các hành động và quan hệ đối tác để mở rộng dịch vụ TCVM cho người nghèo, giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá tình trạng hiện nay của cơ sở hạ tầng thông tin và mức đầu tư cần thiết để cung cấp hiệu quả các sản phẩm dịch vụ TCVM cũng như hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc gia nhập ngành.
Thực hiện dự thảo chiến lược tái cơ cấu NHCSXH. Trong bối cảnh hiện nay, Ngân
hàng CSXH được trợ cấp và ưu đãi, sự phát triển của Ngân hàng CSXH và vai trò của Chính phủ VN đã dẫn đến việc giảm sút sự hỗ trợ từ các cơ quan tài trợ. Tình trạng hiện nay cũng đã làm giảm cơ hội cho các chương trình TCVM, đặc biệt là các chương trình cần vốn đầu tư ban đầu. Sự chỉ đạo của Nhà nước trên thị trường tài chính nông thôn tạo ra một môi trường không thuận lợi cho các dự án tài chính vi mô. Một mặt, các tổ chức khi thiết kế các dịch vụ tài chính vi mô thường chịu một sức ép về mô hình các chương trình của Nhà nước mức vay (trên 2 năm), cách trả (trả một lần cả gốc lẫn lãi), lãi suất bao cấp và không có yêu cầu tiết kiệm. Mặt khác, người vay, kể người nghèo thường lấy các chương trình của Nhà nước làm chuẩn mực gây ra sức ép với tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng. Vì thế, một khi các
chính sách để mọi thành phần kinh tế (kể cả khu vực tư nhân trong nước, khu vực các TCPCP nước ngoài, các nhà tài trợ song phương và đa phương) đều có thể tham gia vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Về lâu dài, tiếp tục tái cơ cấu
VBARD, bao gồm ngừng cho vay theo chỉ đạo, tăng tính tự chủ, tiếp tục thực hiện kế hoạch hành động, tiến tới tự do hóa lãi suất, ban hành các quy định về tiêu chuẩn Kiểm toán quốc tế (IAS), tái cấp vốn và cổ phần hóa. Cải các nội bộ hoặc từng phần VBARD để giảm các tác động bị bóp méo.
Xây dựng các chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích mở rộng dịch vụ TCVM đến nhiều người nghèo và người có thu nhập thấp. Trước hết, Chính phủ có thể đồng tài
trợ cho nghiên cứu và phát triển, hoặc thử nghiệm sản phẩm mới, kênh phân phối mới và công nghệ mới. Thứ hai, khi sản phẩm hoặc kênh phân phối mới được thử nghiệm và được đánh giá là hiệu quả đối với thị trường thu nhập thấp, thì Chính phủ trợ cấp chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc mở rộng kênh phân phối đó sang những địa điểm khác. Khoản trợ cấp này là dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo chứ không cho giai đoạn tác nghiệp sau đó. Thứ ba, có thể miễn giảm hoặc ưu đãi thuế đối với các tổ chức tài chính hoạt động tại những vùng khó khăn. Thức tư, có thể khen thưởng những sáng tạo và thành tích đạt được của tổ chức có tiến bộ nhất trong mở rộng tiếp cận dịch vụ tiết kiệm cho hộ thu nhập thấp trong năm. Thứ năm, cần khuyến khích Ủy ban Nhân dân tỉnh đưa tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vào kế hoạch phát triển của địa phương.
Phát triển TCVM không nên là hoạt động biệt lập với những chương trình phát triển nông thôn. Một sai lầm phổ biến là chỉ cố gắng cấp tín dụng cho nông dân
càng nhiều thì càng tốt. Trên thực tế, sản phẩm TCVM chưa phải là một công cụ hữu hiệu để kích thích sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân, nhất là người nghèo. TCVM cần phải được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
cũng thường kết hợp thêm các hoạt động phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, tạo mối gắn kết xã hội thông qua thành lập những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên hướng dẫn nông dân khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của mình và biết cách sử dụng vốn vay một cách hợp lý.
•
Hoạt động TCVM cần được Nhà nước nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng xác định là công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo quốc gia và để hoạt động tài chính vi mô phát triển bền vững rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền. Chính phủ cần có những chương trình giúp người dân và nhà đầu tư hiểu rõ, nhận thức đúng về người nghèo. Đánh giá cao vai trò của tư nhân trong việc phát triển mạng lưới TCVM hỗ trợ người nghèo.
• Cần xây dựng một chiến lược tổng thể cho hoạt động tài chính vi mô trình Chính phủ phê duyệt để làm định hướng triển khai thống nhất trong toàn quốc với tầm nhìn chiến lược là xây dựng một thị trường TCVM phát triển bền vững nhằm mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính cho hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp vi mô. Chiến lược được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
- Áp dụng các chính sách tài chính và tín dụng theo định hướng thị trường (lãi suất cho vay và tiền gửi do các tổ chức TCVM tự xác định trên cơ sở lãi suất thị trường;
- Chính phủ không trực tiếp tham gia vào các chương trình cấp tín dụng mà chỉ hỗ trợ cho các cá nhân và tổ chức tham gia ngành TCVM;
vào mạng lưới TCVM trong đó cần:
- Trong khuôn khổ nhiệm vụ của mình, NHNN cùng với các bên liên quan đến hoạt động TCVM cần phải xây dựng và phát triển Bộ tiêu chuẩn hoạt động áp dụng cho tất cả các định chế có hoạt động TCVM. Các tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở thông lệ quốc tế tốt nhất, sử dụng các thang điểm để giúp cho việc đánh giá/ giám sát các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM và để cho chính tổ chức TCVM tự đánh giá bản thân hoạt động của mình.
- Xây dựng các quy định về tổ chức và hoạt động cho TCVM phù hợp với các đặc thù của hoạt động này. Thực tế đã chứng minh việc áp dụng các qui định quản lý và giám sát ngân hàng vào lĩnh vực tài chính vi mô đã không thể thực hiện được và làm hạn chế sự phát triển của ngành này. Kết quả là người nghèo không được hưởng những dịch vụ tài chính đơn giản, phù hợp của tài chính vi mô.
- Khuyến khích các tổ chức có hoạt động TCVM áp dụng thông lệ thực hành quốc tế để phát triển bền vững, trở thành một bộ phận không tách rời của khu vực tài chính;
- Kêu gọi các ngân hàng và các định chế tài chính khác cung cấp tín dụng cho người nghèo ở nông thôn. Tạo lập môi trường chính sách, hỗ trợ sự tham gia tích cực hơn của khu vực tư nhân vào TCVM;
- Xóa bỏ bao cấp và rào cản vô hình về lãi suất : Chính phủ cần xóa bỏ sự bao cấp về mức lãi suất cho vay theo một lộ trình xác định và cởi bỏ những rào cản vô hình về mức chênh lệch huy động và lãi suất cho vay đối với các định chế tài chính chính thức. Việc chính phủ tiếp tục có chính sách trợ cấp tín dụng thông qua việc cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi suất thị trường sẽ gây nên nhiều bất cập cho hoạt động của khu
• Hoạt động TCVM khác biệt về cơ bản với hoạt động ngân hàng truyền thống cả về mục tiêu hoạt động, đối tượng phục vụ, cách tiếp cận khách hàng, phương thức cấp tín dụng… . Do vậy, để hỗ trợ cho ngành TCVM phát triển hiệu quả và thu hút được tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nước cần có kế hoạch:
a. Thành lập các bộ phận chuyên trách về TCVM từ cấp hoạch định chính sách (cấp cao) đến các bộ phận chuyên quản lý và bộ phận chuyên thực hiện thanh tra, giám sát các tổ chức TCVM để việc hỗ trợ cho ngành này được triển khai đồng bộ và có kết quả;
b. Đào tạo cho các cán bộ ngân hàng nhà nước trực tiếp tham gia và/hoặc có liên quan đến công tác quản lý, giám sát và hướng dẫn pháp luật cho các tổ chức TCVM.
c. Tạo ra một mối liên hệ giữa 4 nhà : Nhà nước, Nhà đầu tư, Nhà tài trợ, Nhà thực hành TCVM
d. Dẫn dắt thị trường: Tổ chức nhiều diễn đàn, nhiều website, các cơ quan của Chính phủ phải là cầu nối cho nhà tài trợ với các tổ chức TCVM, giữa nhà đầu tư với các tổ chức TCVM.
e. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các tổ chức TCVM mới gia nhập ngành. Cung cấp viện trợ không hoàn lại dưới dạng quỹ khởi động ban đầu, vốn cho vay và hệ thống quản lý thông tin để giúp các nhà đầu tư tư nhân bắt đầu hoạt động. Giúp các tổ chức tài chính siêu nhỏ non trẻ được đào tạo và trợ giúp kỹ thuật chuyên môn. Ban đầu là hỗ trợ từng tổ chức kinh doanh đơn lẻ sang một chiến lược hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho cả khu vực TCVM. f. Thành lập một trung tâm đào tạo về tài chính vi mô nhằm phục vụ các cán
g. Xây dựng các quỹ xúc tiến đầu tư vào TCVM