Đánh giá về khung pháp lý cho ngành tài chính vi mô

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 103 - 106)

- Cung từ khu vực bán chính thức: chiếm khoảng hơn 5% thị trường cho vay vi mô, bao gồm các dự án do các tổ

2.3.2. Đánh giá về khung pháp lý cho ngành tài chính vi mô

Trước năm 2005, không có một khung pháp lý hoàn chỉnh dành riêng cho TCVM.

Vị thế pháp lý và tính hợp pháp của hoạt động được tiến hành dưới danh nghĩa của các dự án TCVM đuợc hỗ trợ bởi các Bộ, các cơ quan đoàn thể và các nhà tài trợ quốc tế là chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã nỗ lực hỗ trợ hoạt động TCVM bằng việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý bao gồm :

• Nghị định 28 về tổ chức và hoạt động của các đ ịnh chế TCVM ngày 9/3/2005 . Nghị định đã đưa ra khung pháp lý đầu tiên ở Việt Nam nhằm phát triển các tổ

chế TCVM trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo. Qua đó, TCVM đã được chính thức công nhận là một bộ phận của hệ thống tài chính Quốc gia. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của ngành TCVM.

• Nghị định 144 về họ, hụi, biêu, phường ngày 27/11/2006

• Nghị định 165 về b ổ sung, bãi bỏ một số điều của N ghị định 28 ngày 15/11/2007

• Thông tư số 02 về hướng dẫn thực hiện nghị định 28 và N ghị định 165 ngày 2/4/2008

• Nghị định 18 CP về tổ chức và hoạt động của quỹ bảo hiểm vi mô

Đây là bước ngoặt quan trọng và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính vi mô trong tương lai. Những sự kiện trên đã ngày càng khẳng định vai trò của TCVM trong hệ thống tài chính Việt Nam. Nghị định 28 và sau này là Nghị định 165 đã tạo nên một sự thay đổi quan trọng cho viễn cảnh TCVM ở Việt Nam bằng việc khuyến khích những thông lệ tài chính minh bạch, lành mạnh và khuyến khích các nhà tài trợ, các ngân hàng, các nhà đầu tư ủng hộ những người cung cấp dịch vụ TCVM và thúc đẩy huy động tiết kiệm.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM vẫn chưa hoàn thiện để các Định chế TCVM hoạt động linh hoạt, hiệu quả. Thiếu một khung pháp lí rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các Định chế TCVM, gây tin tưởng trong công chúng để thu hút nguồn vốn từ tư nhân. Do vậy, hiện nay Nhà nước vẫn phải gánh một trách nhiệm to lớn về phát triển, thực thi và tài trợ cho thị trường này,

Còn nhiều rào cản đối với tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài, giới hạn khả năng tham gia góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, chưa thực sự ủng hộ sự hình thành

Việt Nam, quỹ từ thiện và quỹ xã hội, tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Và như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tư nhân trong nước sẽ nghi ngờ khả năng can thiệp của Nhà nước trong các công ty tài chính vi mô và tính minh bạch của thị trường TCVM.

Một cá nhân, tổ chức muốn góp vốn để thành lập loại hình này phải tìm được đối tác là một tổ chức của Việt Nam đã từng hoạt động trong lĩnh vực này liên tục trong khoảng thời gian ít nhất 3 năm trước đó. Ngoài ra, trong một năm trước khi xin thành lập phải đáp ứng được yêu cầu về quản trị, kiểm soát và điều hành an toàn. Đây thực sự là một đối tác khó tìm ở Việt Nam bởi số lượng quá ít, chủ yếu là các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân... Do đó sẽ hạn chế nhiều tổ chức cá nhân chưa từng hoạt động tài chính quy mô nhỏ muốn đưa vốn vào hoạt động trong lĩnh vực này.

Mặc dù việc mở rộng tín dụng quy mô nhỏ cho người nghèo được Nhà nước

khuyến khích, nhưng do vẫn còn nhiều trở ngại về nguồn tài chính cũng như khuôn khổ pháp lý nên đã làm hạn chế hiệu quả cho vay xoá đói giảm nghèo của các tổ chức này.

Ngoài ra, chưa có một chiến lược quốc gia cho sự phát triển của ngành TCVM như các nước trong khu vực (Campuchia và Phillippines) và các nước trên thế giới. Chưa có một sân chơi bình đẳng cho các tổ chức tham gia hoạt động TCVM. Lãi suất vẫn bị kiểm soát bởi NHNN, tạo ra khu vực tài chính méo mó và NHCSXH cũng như nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh khác vẫn được bao cấp. Các cơ

sở tín dụng vi mô tư nhân không được tự do định lãi suất mà phải theo lãi suất

dưới 1 % một tháng, tức khoảng 10-14 % một năm) là phi thực tế và các ngân hàng nhà nước chỉ áp dụng được nhờ sự bù lỗ. Và ngay cả với sự bù lỗ ấy, để tăng

doanh thu, các ngân hàng này cũng có khuynh hướng nhắm vào các thành phần

khá giả hơn, đi ngược lại nguyên tắc cơ bản là ưu tiên cho người thật nghèo.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vì nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w