Nội dung thẩm định dự án đầu tư BĐS

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung (Trang 32 - 35)

2.2.2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn là tập hợp các tài liệu do khách hàng cung cấp làm cơ sở cho ngân hàng xem xét cho vay, bao gồm:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Hồ sơ về khách hàng vay vốn:

các giấy phép sửa đổi nếu có);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh về vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh về vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án của chủ đầu tư.

- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền - Giấy uỷ quyền đại diện đứng ra vay vốn và làm các thủ tục thế chấp;

- Điều lệ doanh nghiệp; Biên bản bầu HĐQT; Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc; Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng;

- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; Báo cáo tài chính hàng Quý (nếu có), 6 tháng, năm trong thời gian còn nợ vay;

- Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án nguồn vốn; - Sổ theo thõi cổ đông;

 Hồ sơ dự án vay vốn: (1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Văn bản phê duyệt chủ trương/cho phép đầu tư dự án của Công ty mẹ hoặc HĐQT;

- Văn bản thông qua chủ trương/cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền, tuỳ theo phân loại Nhóm các dự án theo quy định của pháp luật (như Quốc Hội, Thủ Tướng Chính Phủ, UBND Tỉnh Thành phố, Bộ ngành có liên quan);

(2) Giai đoạn lập dự án đầu tư:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (phải đảm bảo nội dung như Phụ lục 3). Riêng đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành chủ đầu tư chỉ phải cung cấp Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.

- Dự án xây dựng phù hợp với Quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp/ phê duyệt. Riêng đối với dự án phát triển nhà ở, quy hoạch chi tiết xây dựng theo tỷ lệ 1/500 phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

án đặc thù)

- Báo cáo thẩm định dự án đầu tư của các Bộ, ngành có liên quan (tuỳ từng dự án đặc thù);

- Báo cáo địa chất công trình (nếu có);

- Các văn bản liên quan tới đền bù, di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng (như quyết định thành lập hội đồng đền bù, quyết định phê duyệt phương án tổng thể/ chi tiết đền bù giải phóng mặt bằng của cấp có thẩm quyền);

- Quyết định tạm giao đất; quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Hợp đồng thuê đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Riêng đối với dự án phát triển nhà ở, bổ sung quy hoạch chi tiết xây dựng theo tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phê duyệt thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (có bản vẽ kèm theo); - Quyết định phê duyệt phương án PCCC;

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Các thoả thuận đấu nối điện nước, thông tin liên lạc với các đơn vị có chức năng; - Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu (hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả trúng thầu, quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu);

- Quyết định phê duyệt dự án khả thi theo thẩm quyền; (3) Giai đoạn triển khai dự án:

- Hợp đồng xây dựng công trình dự án; Hợp đồng cung cấp thiết bị; - Hợp đồng thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công;

- Giấy phép xây dựng (trừ trường hợp Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình);

- Báo cáo khối lượng, giá trị đầu tư hoàn thành, phân khai nguồn vốn đã sử dụng, tiến độ triển khai (đối với dự án đang triển khai đầu tư);

(4) Giai đoạn kết thúc đầu tư và đưa dự án vào hoạt động:

- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình của người quyết định đầu tư (Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán);

- Hợp đồng thuê đơn vị quản lý điều hành dự án (trong trường hợp doanh nghiệp thuê quản lý điều hành);

 Hồ sơ về đảm bảo nợ vay: bao gồm Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ cần thiết khác như công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm ... theo quy định của pháp luât.

2.2.2.2 Thẩm định về khách hàng vay vốn

- Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng: Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng; về tư cách và năng lực pháp lý; về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng; về năng lực quản trị điều hành

- Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng:

+ Thông tin chung

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Đánh giá năng lực sản xuất; khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào; phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối; Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu; khả năng xuất khẩu hàng hoá.

- Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung (Trang 32 - 35)