Sdd, Tập 6, trang 95 464 Sdd, Tập 5, trang 185-186.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 160 - 161)

VII. HỒ CHÍ MINH VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM

463 Sdd, Tập 6, trang 95 464 Sdd, Tập 5, trang 185-186.

thành tốt những nhiệm vụ mà dân tộc và thời đại đặt ra. Họ là những người dám nghĩ, dám làm và làm có hiệu quả”465.

Trong bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Người quan tâm cả đức lẫn tài nhưng vẫn luôn nhấn mạnh về đức: Giáo dục thanh niên một cách toàn diện nhưng phải chú trọng đạo đức cách mạng, giác ngộ CNXH trong quan hệ mật thiết với văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Thanh niên phải có ý thức dân tộc sâu sắc nhưng đồng thời phải biết gắn những truyền thống, tập quán, thói quen, lối sống quý báu lành mạnh khoa học của dân tộc với hiện đại, đoàn kết hòa bình, tiến bộ xã hội của nhân loại466.

Trước lúc đi xa, trong bốn bản Di chúc Người để lại cho mai sau, có ba lần Người nhắc đến từ XHCN, trong đó hai lần gắn với thanh niên. Ngưòi căn dặn, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đảng và Chính phủ phải chọn một số thanh niên ưu tú nhất trong quân đội và thanh niên xung phong đào tạo ngành nghề cho họ vì họ chính là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở Việt Nam467. Những quan điểm này của Người luôn nhắc nhở mỗi chúng ta, muốn xây dựng thành công CNXH và giữ vững CNXH ở Việt Nam không thể không chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thanh niên thành những người XHCN phát triển toàn diện.

Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; cần cù , sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khóa khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

Bên cạnh đó, đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp...

Việc ngày nay một bộ phận thanh, thiếu niên kém tu dưỡng đạo đức, lối sống vi phạm pháp luật không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cơ chế thị trường. Việc thanh, thiếu niên hiện nay đang được thu hút bởi các hoạt động tôn giáo nói chung không thể đánh giá họ là xấu. Bất cứ tôn giáo nào, bên cạnh tư cách là một tôn giáo thì vẫn mang trong đó những giá trị văn hóa, nhân văn hướng thiện đối với con người.

Điều quan trọng là cần phải luôn đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn và Hội cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, đáp ứng được mong mỏi của tuổi trẻ. Dĩ nhiên, hoạt động của Đoàn và Hội cần phải được sự quan tâm hơn nữa của Chính quyền, Nhà trường, của xã hội và của chính các bậc phụ huynh. “Uốn cây từ lúc còn non, đừng để tâm hồn của các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân”468 không là công việc một sớm một chiều đã hoàn thành ngay, nó cũng không chỉ là công việc của một bộ phận xã hội nào, mà là công việc lâu dài, kiên trì và phải là sự kết hợp của Nhà trường, Gia đình, Xã hội, và là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân.

465 Xem Sđd - Tập 10 - Tr 488 - Tập 6 - Tr 287466 Xem Sđd - Tập 8 -Tr 759

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 160 - 161)