Xem Sđd,Tập 5, Trang 333.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

V. HỒ CHÍ MINH VỚI LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜ

99 Xem Sđd,Tập 5, Trang 333.

Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma”101.

Năm 1948, trong bài “Bệnh tự kiêu, tự ái”, Bác viết: “Xưa nay những bực tài giỏi như cụ Khổng Tử, cụ Lênin cũng không biết hết mọi việc, làm được mọi việc. Cụ Khổng không biết nấu cơm, cụ Lê không biết may áo. Vì vậy, cần nấu cơm thì cụ Khổng phải học hỏi

người làm bếp. Cần may áo thì cụ Lê phải học hỏi người thợ may.

Cụ Khổng và cụ Lê hơn mọi người, không phải vì hai cụ biết hết mọi việc, làm được mọi việc. Mà vì hai cụ không tự kiêu, tự ái, luôn luôn học hỏi.

Lời đầu tiên của cụ Khổng trong sách Luận ngữ, là: “Học mà thường tập, chẳng cũng vui lắm thay”.

Lời cụ Lê thường thường nhắc nhủ mọi người, là: “Học, học nữa, học mãi”. Và “phải

học hỏi quần chúng”102.

Khi bàn về công tác huấn luyện, Người lại dặn: “Người huấn luyện phải học thêm mãi

thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Lênin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất. Khẩu hiệu “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử. Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học.

“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Lênin dạy chúng ta như vậy”103.

Trong “Bài nói chuyện ở lớp chỉnh Đảng trung ương khóa 3”, Người lại nói: “Trong khi rỗi, Bác thường đọc sách, sách mới có, cũ có. Hôm nay Bác nói một câu chuyện về sách cũ.

Ngày xưa Khổng Tử có câu: “ôn việc cũ để biết việc mới” nghĩa là ta phải ôn những việc đã qua để thấy việc mới”104.

Người đã từng trả lời câu hỏi “Người là ai?” rằng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, Ki tô giáo có ưu điểm là lòng bác ái. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm chính là chính sách của nó phù hợp với những điều kiện của nước ta. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng... Tôi cố gắng làm một học trò nhỏ của các vị ấy”105.

2) Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển các giá trị của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, rút ra bài học kinh nghiệm từ cách mạng dân trị của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, rút ra bài học kinh nghiệm từ cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới, tạo ra động lực cách mạng mới mà đưa dân tộc Việt Nam lên ngang tầm thời đại, và đến lượt dân tộc Việt Nam đã làm cho Người trở thành “Danh nhân văn hóa kiệt xuất”.

Viết về điều này, các nhạc sỹ Việt Nam đã là những người đầu tiên và thành công nhất. Vào những năm giữa đầu thế kỷ XX, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã viết: “Từ làng Sen/ có một người trai chí lớn/ mang lý tưởng cách mạng/ giải phóng quê hương/ Ra đi/ tìm khắp bốn phương/ đường đi cho cả dân tộc/ dặm trường mà xông pha/...”. Từ hiện thực nghe hát

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w