V. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH DÀY CÔNG VUN ĐẮP LÀ ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN
228 Sdd, Tập 6, trang 95 229 Sdd, Tập 5, trang 185-186.
229 Sdd, Tập 5, trang 185-186. 230 Sdd, Tập 11, trang 350.
gương mẫu trong mọi việc.
4. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ.”231
Với cán bộ công chức nhà nước, Người quy định 6 điều nên làm và 6 điều nên tránh để cán bộ công chức Nhà nước phải là công bộc của dân, đầy tớ trung thành của nhân dân.
Với giáo viên, Bác dạy phải là tấm gương 4 mặt. Với đội ngũ y, bác sy, Bác dạy “lương y như từ mẫu”. v.v.
Những chuẩn mực đạo đức chung, cơ bản và phổ cập đối với mọi người do Người quy định có thể khái quát lại là:
1. Trung với nước, hiếu với dân.
Đây là phẩm chất quan trọng nhất và bao trùm nhất.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước do dân làm chủ nên trung với nước đồng thời là hiếu với dân. Hiếu với dân là phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.
Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đối với cán bộ, đảng viên, điều đó là tận trung với nước, tận hiếu với dân, vì họ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
2. Yêu thương con người.
Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Tình cảm rộng lớn đó, trước hết giành cho những người nghèo khổ, những người lao động bị áp bức. Tình thương đó được thể hiện trong quan hệ với bạn bè, đồng chí, với mọi người. Tình thương đó còn được thể hiện đối với những người mắc sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa; kể cả đối với những người lầm đường lạc lối đã hối cải; kể cả đối với kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng.
Tình yêu thương con người được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng vì sự nghiệp chung. Nó xa lạ với thái độ dĩ hòa vi quý, bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau; yêu nên tốt, ghét nên xấu và bè cánh.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Đây là phẩm chất đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất và thường xuyên nhất từ “Đường cách mệnh” đến bản “Di chúc” của Người.
Cần là lao động cần cù siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động tự lực cánh sinh, không ỷ lại, không lười biếng; phải coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân; không xa xỉ, hoang phí.
Liêm là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một xu, một hạt thóc của dân, của Nhà nước. Không tham địa vị, tiền tài. Không tham sung sướng. Không tham người tâng bốc mình.