Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 139.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 124 - 126)

X. HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÊN TẦM CAO MỚI TRONG

358 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 139.

Từ 1945 đến 1969, là giai đoạn Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo thắng lợi cách mạng Việt Nam theo con đường Người đã chọn. Đây cũng là giai đoạn hoàn thiện tư tưởng của Người về vấn đề dân tộc và vấn đề chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm được như vậy chính là nhờ Người đã rất trung thành với Lênin: “Trước mắt các dân tộc phương Đông, Lênin không chỉ là một vị lãnh tụ, một người chỉ huy. Đó cũng là một người thầy có sức hấp dẫn... làm cho quả tim của chúng tôi hướng về Người, không gì ngăn cản nổi... Lênin là hiện thân của tình bác ái”359. “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn...”360.

Hiện nay, quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều điểm khác với cách nghĩ, cách làm của chúng ta cách đây mấy chục năm trước. Muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công trước hết cũng cần phải học tập và nghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Học tập và nghiên cứu tư tưởng và tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là để thấm nhuần sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người.

Người thường căn dặn: Học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn cách mạng. Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận.

Nội dung cốt lõi của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Suốt đời mình, Hồ Chí Minh đã kiên định và nhất quán con đường chủ nghĩa xã hội. Dưới ngọn cờ của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử có tầm thời đại.

Hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và bằng kinh nghiệm lịch sử của mình, nhân dân ta đã thấm thía sâu lời dạy của Hồ Chí Minh, rằng “nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện được ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và cũng là mong muốn ngàn đời của nhân dân ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

Ngày nay, đổi mới với chúng ta không bao giờ là thay đổi mục tiêu. Đổi mới nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” cũng chính là để hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh và của nhân dân ta trong một hoàn cảnh mới.

Kẻ thù, lợi dụng sự tan rã và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu muốn chúng ta từ bỏ sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhân dân ta, qua bài học đắt giá của Liên Xô và Đông Âu quyết không bao giờ từ bỏ sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội của mình.

359 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 472-473.360 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 476. 360 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 476.

Tuy nhiên, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực, là một sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chấp nhận theo cơ chế thị trường vừa tạo ra cho xã hội Việt Nam nhiều động lực mới, đồng thời cũng đặt Việt Nam trước những thách thức to lớn làm chỗ dựa cho những âm mưu “diễn biến hòa bình” của kẻ thù.

Làm thế nào để có thể sử dụng các hình thức, các phương thức của chủ nghĩa tư bản nhằm phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa xã hội mà không bị chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản; Làm sao cho tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với công bằng xã hội, với sự lành mạnh về đạo đức, tinh thần? Câu trả lời không có sẵn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, nhưng Người đã cho ta phương hướng và phương pháp suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu.

Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều, song cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch và phản động không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối với nước ta. Trong điều kiện đó, chúng ta phải làm sao để hội nhập mà vẫn giữ vững được độc lập, chủ quyền của dân tộc. Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”361. Điều đó có nghĩa là:

a) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh để thực hiện CNH-HĐH đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu đối với tất cả các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên xã hội chủ nghĩa không kinh qua tư bản chủ nghĩa. Với Việt Nam không chỉ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà phải là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Quán triệt sâu sắc quan niệm của Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là công trình của tập thể nhân dân, do nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải đem “tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”, chúng ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn thế phải thực hiện nghiêm túc cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và phải nhất quan thực hiện chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công-nông-trí thức làm nòng cốt. Hợp tác, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

b) Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Chúng ta phải ra sức tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt cho xu thế hội nhập toàn cầu hóa của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới tạo ra, phải phát huy hiệu lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế, chính sách tốt để thu hút vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên ngoài, thực hiện tốt kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 124 - 126)