Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị QG, Hà Nội năm 2005, trang 244.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 149 - 150)

VI. NGHỆ THUẬT VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH∗ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của dân

416 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị QG, Hà Nội năm 2005, trang 244.

Nxb. Chính trị QG, Hà Nội năm 2005, trang 244.

Tuy nhiên, Người cũng nhấn mạnh trí thức là người lao động chuyên môn cao, vì thế trong bố trí công tác cần chú ý đến chuyên ngành đào tạo “xem người ấy xứng với việc gì, nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc”418 đúng với tinh thần dụng nhân như dụng mộc. Người nhắc nhở cần phải biết phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế của trí thức. Ảo tưởng cầu toàn hay “vo tròn” cán bộ là phản khoa học, phi hiện thực, do không có cái gì cũng tốt cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ những ưu điểm của họ. Như vậy, dùng người đúng việc, người tài sẽ được phát huy tài năng, còn cách mạng thì có lợi.

Trên tinh thần của phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh nhận thức về con người trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt. Thống nhất là con người yêu nước Việt Nam, là con Rồng cháu Tiên. Khác biệt là mỗi người có một số phận khác nhau. Nhưng nếu khéo dùng thì ai cũng có thể góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Vì vậy, trong quá trình vận động trí thức theo Hồ Chí Minh là phải biết khơi dậy lòng yêu nước của họ, không ngừng nâng cao dân trí, phải thực sự lấy dân làm gốc và có chính sách đúng đắn để trí thức có điều kiện phát huy tài năng góp phần vào sự ngiệp cách mạng.

Nhận thức sâu sắc lòng yêu nước là mạch nguồn bất tận trong tâm can cuả mỗi người con đất Việt, Người nói: đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”419. Từ đó Người luôn kích lệ, động viên lòng yêu nước của đội ngũ trí thức. Trong Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948, Người viết: “Các bạn là trí thức... phải biết phát huy hy sinh đấu tranh dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân”420. Theo Người “làm việc gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng thì họ sẽ không làm tròn được nhiệm vụ”421. Vì theo Người“lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng và vì vậy Đảng cách mạng phải dìu dắt, giúp đỡ trí thức của ta về phe cách mạng, phe công nông”422.

Để huy động và phát huy được nguồn nhân lực trí thức phục vụ kháng chiến kiến quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng và Chính Phủ cần có chính sách đúng. Người nói: “Đảng nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”423. Người dặn: “phải lắng nghe sáng kiến và lời phê bình của công nhân, đi đúng đường lối quần chúng, nắm vững chính sách của Đảng”424. Người thực sự lo

418 Sđd, trang 244.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w