Sđd,Tập 4, Trang 35 138 Sđd, Tập 2, Trang

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 54 - 55)

V. HỒ CHÍ MINH VỚI LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜ

137 Sđd,Tập 4, Trang 35 138 Sđd, Tập 2, Trang

138 Sđd, Tập 2, Trang 192 139 Sđd, tập 5, trang 299 140 Sđd, tập 9, trang 136

Người chỉ rõ: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân”141. Khi khẳng định nước ta phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Người đã nêu một cách cụ thể “chúng ta tiến lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập, tức là một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”142.

Người cũng xác định rõ trách nhiệm của Đảng cầm quyền, thì Đảng phải là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Người khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ, dân có quyền hạn rất lớn. Đảng cầm quyền là phải phấn đấu đưa lại lợi ích cho dân. Cái gốc của việc xác định trách nhiệm của Đảng đối với dân là mọi cán bộ, đảng viên cả ở cương vị tổ chức và cá nhân phải xác định mình ở vị trí “người phục vụ”, “người đầy tớ” của dân.

Người nhắc nhở “chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ, từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”143. Người thường căn dặn, mọi cán bộ, đảng viên phải chăm lo tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, phải chí công, vô tư, cần kiệm, liêm chính, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, phải luôn yêu kính dân, tôn trọng quyền làm chủ của dân, học hỏi ở dân, thật thà, ngay thẳng, không dấu dốt, không dấu khuyết điểm, sai lầm, phải thực sự cầu thị, phải dựa vào dân, giáo dục và phát động dân tiến hành thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách mạng vì lợi ích của dân. Người khẳng định: “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng ăn trên, ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”144.

Người cũng xác định rõ trách nhiệm của Đảng cầm quyền là chăm lo đời sống của nhân dân lao động và coi đó là trách nhiệm cao cả của Đảng. Ngay từ những năm 1920 - 1930, Người đã có dự định về Đảng cầm quyền là phải vạch ra một kế hoạch chi tiết về sản xuất và tiêu thụ. Nào là bảo vệ và phát triển lành mạnh cho trẻ em; giáo dục và lao động nghĩa vụ đối với thanh niên; nghiêm khắc lên án bọn ăn bám; nghỉ nghơi cho người già...

Sau này, khi đã có chính quyền, Người dạy: “Đảng ta phải làm nhiều chuyện: xây dựng Nhà nước, xây dựng hợp tác xã, làm sao cho người nông dân, người công nhân ăn no, mặc ấm, làm sao cho nước ngày càng giàu mạnh, dân ngày càng giàu..”, “Dân không đủ muối, Đảng phải lo; Dân không có gạo ăn đủ no, Đảng phải lo.. Ngay cả đến tương, cà, mắm, muối của dân Đảng đều phải lo”145. “Nếu dân đói, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng, chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng, chính phủ có lỗi.. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của Đảng dù có hay mấy cũng không thực hiện được”146. Trong “Di chúc” lịch sử để lại cho muôn đời sau, Người đã trân trọng đề nghị, sau khi kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Đảng và Chính phủ cần miễn thuế nông nghiệp cho nông dân một năm, Người cũng căn dặn Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 54 - 55)