Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 300 và 309.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 123 - 124)

X. HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÊN TẦM CAO MỚI TRONG

356 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 300 và 309.

Đó là những khẳng định của Hồ Chí Minh về ảnh hưởng của Lênin và Cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Điều đó đồng thời nói lên sự ảnh hưởng sâu sắc của Lênin và Cách mạng Tháng Mười đối với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh.

Vì vậy, phải nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập tư tưởng và tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Phải nhấn mạnh cả hai, nếu chỉ chú ý một vế là không đầy đủ, không đúng với Nghị quyết của Đảng ta.

Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VII), về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ:

“Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta... Việc Đại hội VII khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động là một bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta... Tư tưởng của Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới.

Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh để bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta”357.

Trong tình hình đó, học tập, nghiên cứu tư tưởng và tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là để kiên định mục tiêu, nâng cao nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách công tác, góp phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi mới.

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo.

Suốt đời mình, Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo. Người luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Đó là nét đặc sắc trong tinh thần Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh.

Sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, thì từ 1930 đến 1945, đây là giai đoạn Hồ Chí Minh phải vượt qua mọi thử thách, thậm chí phải đơn độc chống lại chủ nghĩa tả khuynh trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quốc tế Cộng sản nên phải bị giam lỏng tại Liên Xô, để kiên định con đường cách mạng mình đã lựa chọn. Vượt qua được mọi thử thách, kể cả bị tù đày tại 30 nhà lao của Tưởng Giới Thạch, kiên định với con đường cách mạng đã lựa chọn, là nhờ phần lớn Hồ Chí Minh rất trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.

Người từng căn dặn Đảng ta, muốn thực sự đảm đương vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam và làm tròn những nhiệm vụ chính trị của Đảng, thì “Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng chống tư tưởng bè phái, và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác- Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho các đảng viên”358.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w