Đặc điểm của tình hình quốc tế:

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 117 - 118)

X. HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÊN TẦM CAO MỚI TRONG

a) Đặc điểm của tình hình quốc tế:

a1) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó tạo ra cơ sở vật chất cho chương trình toàn cầu hóa - một xu hướng khách quan - thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay biểu hiện trên những nét chủ yếu sau:

- Khẳng định tính đúng đắn của C.Mác trong dự báo khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là “xã hội thông tin” và “kinh tế tri thức”. Đặc biệt là sản phẩm được tạo ra, ngày càng phản ánh sự kết tinh từ chất xám, từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp.

- Xu hướng liên kết, hợp tác, toàn cầu hoá một cách mạnh mẽ với nhiều cấp độ và đa dạng là một tất yếu. Mặt tích cực của xu hướng toàn cầu hoá là tạo ra cơ hội phát triển nhanh hơn cho tất cả các nước. Mặt tiêu cực của xu hướng toàn cầu hoá là nó đang bị các nước tư bản phát triển, tập đoàn tài chính và tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia thao túng.

- Quá trình liên kết, hợp tác song phương, đa phương thực chất là một cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Nó cũng là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh.

a2) Tình hình chính trị trên thế giới có sự thay đổi lớn

Cục diện chính trị thế giới có sự thay đổi căn bản:

- Sự khủng hoảng của CNXH đã dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang gặp khó khăn lớn. Sự tan rã, sụp đổ này không bắt nguồn từ học thuyết Mác-Lênin mà có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự sai lầm trong việc vận dụng học thuyết này.

352 Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phát biểu tại Hội nghị biểu dương 243 già làng tiêu biểu tỉnh Tây Nguyên ở TP Plây cu (Gia Lai), ngày 30-3- phát biểu tại Hội nghị biểu dương 243 già làng tiêu biểu tỉnh Tây Nguyên ở TP Plây cu (Gia Lai), ngày 30-3- 2009, nguồn Báo Nhân Onle ngày 30 tháng 3 năm 2009.

- Chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng nền hoà bình thế giới đang đứng trước thách thức lớn: Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế; Đó là những âm mưu và hành động của các thế lực phản động can thiệp thô bạo đối với độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhiều nước trên thế giới, bất chấp luật pháp quốc tế và những nguyên tắc của Liên hiệp quốc.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang tiếp tục tự điều chỉnh để khắc phục những mâu thuẫn vốn có, do nó đang nắm giữ và sử dụng được nhanh các thành tựu của khoa học-công nghệ hiện đại. Mặc dù đây là vấn đề rất khó khăn, nếu không nói là không khắc phục được.

- Các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương là những khu vực phát triển năng động của thế giới, nhưng sau khủng hoảng tài chính-tiền tệ vẫn đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Trong đó có Việt Nam.

- Các quốc gia độc lập cũng đang có sự phân hóa mạnh mẽ về nhiều mặt, buộc họ phải đứng trước sự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình.

- Thế giới đang diễn ra hai tình hình tưởng như mâu thuẫn nhau nhưng lại thống nhất trong một chỉnh thể: Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt, phức tạp với nhiều hình thức. Nhưng thế giới cũng đang diễn ra một quá trình hợp tác trong xu thế toàn cầu hoá.

Tất cả những điều đó đều tác động đến các mặt đời sống kinh tế-chính trị-xã hội của nước ta. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa về kinh tế thì hòa bình, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế lớn của thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 117 - 118)