Hồ Chí Min h Di chú c BCHTWĐCSV N 1989 Tr 27,42 173 Lênin toàn tập Nxb Tiến bộ Mát cơva Tập 39 Tr 458.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 62 - 68)

II. TRIẾT LÝ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

172 Hồ Chí Min h Di chú c BCHTWĐCSV N 1989 Tr 27,42 173 Lênin toàn tập Nxb Tiến bộ Mát cơva Tập 39 Tr 458.

Hồ Chí Minh học trò trung thành, kiệt xuất của Mác, Enghen, Lênin. Người là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, của nhân loại tiến bộ, của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. Tư tưởng và cuộc đời của Người mãi tỏa sáng soi con đường cách mạng Việt Nam tới CNXH và CNCS.

III. NGUYÊN TẮC “TIN DÂN, DỰA VÀO DÂN” TRONG CHIẾN LƯỢC ĐẠI ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH

Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nghệ thuật cách mạng, sách lược cách mạng, chiến lược cách mạng, mà chủ yếu là đường lối cách mạng của Người. Tư tưởng đại đoàn kết đã chiếm trên 70% tổng số các tác phẩm của Người. Trong hơn 1500 các tác phẩm của Người thì từ “đoàn kết” đã được lặp lại trên 1800 lần, trong đó có các bài viết ngắn nhưng tần số lặp lại “đoàn kết” đã từ 19-21 lần.

Thiết nghĩ, triết lý đường lối đại đoàn kết dân tộc đặc sắc của Người chính là nguyên tắc “tin dân, dựa vào dân”:

1. Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết.

Trong rất nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh luôn coi “dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”. Quan điểm này có trong Nho giáo từ thế kỷ VI TCN. Ở thế kỷ XV nó được Nguyễn Trãi mở rộng và hoàn thiện thêm. Ở Hồ Chí Minh sau gần 40 năm bôn ba nước ngoài và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn chân lý “nước lấy dân làm gốc” mà khẳng định: “Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.174

Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết “trước hết là tập hợp, tổ chức, thống nhất được sức mạnh của toàn dân, phải làm cho dân mến dân tin để dân theo mình, mình mới có sức mạnh”175. Để dân là gốc rễ là nền tảng của đại đoàn kết thì phải tin dân, chăm lo cho lợi ích của dân, biết ơn dân và đền bù xứng đáng cho dân. Người căn dặn: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân”176. Sức mạnh đoàn kết là sức mạnh vô địch, ở đó sức dân là gốc rễ. “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại được”177. Nhưng đại đoàn kết lấy dân làm gốc cũng phải rất cần và là điều căn bản quyết định là phải lấy liên minh công nông làm nòng cốt, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Người chỉ rõ: “Dân vì không hiểu tình thế trên thế giới, không biết so sánh, không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm… Dân thường thường chia rẽ phái này, bọn kia… nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiecs một nơi… Vậy nên cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh”178. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh của cách mạng là ở đại đoàn kết toàn dân, gốc rễ nền tảng của đại đoàn kết là ở dân. Cách mạng có trong lòng dân, cách mạng có dân là có lực lượng, có hậu phương. Dựa vào dân, có dân là có tất cả, trong đó công - nông là nòng cốt.

Công nông là nòng cốt bởi lẽ: “1- Là vì công nông bị áp bức nặng nề hơn. 2- Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết. 3- Là vì công nông là tay không chân rỗi,

174 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 410.175 Sđd, tập 7, trang 438. 175 Sđd, tập 7, trang 438.

176 Sđd, tập 7, trang 392.177 Sđd, tập 2, trang 272. 177 Sđd, tập 2, trang 272. 178 Sđd, tập 2, trang 267.

nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới”179. Từ đó Người khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân… Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”180.

Vì dân là gốc rễ của đại đoàn kết, đại đoàn kết là sức mạnh của cách mạng nên cách mạng phải xây dựng nước ta thành một nước dân chủ đặt địa vị cao nhất là dân. Dân làm chủ nước nhà vì thế dân cũng là chủ thể của đại đoàn kết.

2. Dân là chủ thể của đại đoàn kết.

Trong chiến lược đại đoàn kết, Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định dân là gốc rễ, nền tảng của đại đoàn kết, mà Người còn chỉ ra dân là chủ thể của quá trình đó. Bởi lẽ dân không những có lực lượng đông mà còn cần cù, thông minh, khéo léo có nhiều kinh nghiệm quý báu. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”181. Những nơi cách mạng còn yếu kém là do không cùng dân bàn bạc. Chỉ nơi nào “biết cùng bàn bạc đến nơi đến chốn, dựa vào dân chúng”182 nơi đó công việc cách mạng mới tiến triển khá. Dĩ nhiên như vậy, Hồ Chí Minh cũng quan niệm đại đoàn kết toàn dân không là tự phát mà là tự giác. Dân giác ngộ cách mạng, tự nguyện đoàn kết theo Đảng làm cách mạng để giải phóng mình, giải phóng Tổ Quốc. Cách mạng là do dân, dân tự làm lấy, Đảng chỉ là người lãnh đạo.

Người coi nhân hòa là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố quan trọng của đời sống xã hội: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. “Ba điều ấy quan trọng cả, nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa”183. Theo Người: “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được, dân chúng không ủng hộ việc gì làm cũng không nên”184. Dân là chủ thể của đại đoàn kết, dân phải làm chủ quá trình đó. Dân vừa là chủ của quá trình đại đoàn kết, đồng thời dân phải có nghĩa vụ, bổn phận đối với quá trình ấy. Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải giải thích cho dân hiểu và giúp dân thực hiện: nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải làm tròn bổn phận của công dân. Người dạy: “Nhân dân được hưởng những quyền lợi ấy cho nên mọi người cần phải hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình trong mọi công việc kháng chiến, cứu nước, xây dựng nước nhà”185. “Các tầng lớp nhân dân ta - công nhân, nông dân, lao động trí óc, các nhà công thương, đồng bào thiểu số - ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của người công dân, người chủ nước nhà”186.

Vì dân là chủ thể của sức mạnh đại đoàn kết nên “trong mọi việc đều phải biết dựa vào quần chúng… phải đông viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng. Lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn”187, nhưng cũng phải để quần chúng tự giác giúp nhau “lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính”, “phải tự lực cánh sinh”188 và phải mạnh dạn tác động quần

179 Sđd, tập 2, trang 266.180 Sđd, tập 7, trang 276. 180 Sđd, tập 7, trang 276. 181 Sđd, tập 5, trang 295. 182 Sđd, tập 5, trang 295. 183 Sđd, tập 5, trang 479. 184 Sđd, tập 5, trang 293. 185 Sđd, tập 7, trang 219. 186 Sđd, tập 8, trang 248. 187 Sđd, tập 8, trang 149. 188 Sđd, tập 8, trang 150.

chúng làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể. Quần chúng thật sự có quyền dân chủ và cán bộ đảng viên, đoàn viên phải xung phong gương mẫu, thì chắc chắn ngăn ngừa được tệ quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô và cuộc vận động quần chúng quyết tâm thực hiện kế hoạch Nhà nước… nhất định thắng lợi”189. Thành công của Đảng và Nhà nước là ở chỗ tổ chức và phát huy được lực lượng vô tận của dân.

3. Dân là nguồn gốc sức mạnh vô tận và vô địch khối đại đoàn kết.

Trong chiến lược và nghệ thuật sử dụng chiến lược đại đoàn kết lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, ngoài quan niệm dân là gốc, là nền tảng, là chủ thể của đại đoàn kết, Người còn thể hiện rõ quan niệm dân là nguồn gốc sức mạnh vô tận và vô địch của đại đoàn kết.

Nếu khi phân tích rút kinh nghiệm bài học cách mạng Nga, Hồ Chí Minh cho rằng: ““Đảng công nhân giải phóng” và “Công đảng” tuy lập được nhiều chiến công oanh liệt nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại là do không có sức dân làm nền tảng”190. Thì trong chiêns lược đại đoàn kết Người cũng cho rằng: “ý chí của dân là ý chí đã được hun đúc trong nghèo đói và khổ cực, ý chí đó mạnh hơn và dẻo dai hơn sóng cả, nó đánh đổ mọi sức mạnh của sự áp bức bóc lột”191. Xác định dân là nguồn gốc là sức mạnh vô tận và vô địch của đại đoàn kết là Người đã nhìn thấy lực lượng đông đảo của dân, trí tuệ của dân, khả năng và kinh nghiệm giải quyết mọi công việc lớn nhỏ của dân. Người thường nhắc câu ca dao của nhân dân Quảng Bình: “Dễ mười lần không dân cũng chịu.

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”192.

Ở mỗi hội nghị cán bộ các cấp mà Người có dịp đến dự và phát biểu, Người cũng thường dạy: “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy cũng không làm xong. Có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được”193, hay “Làm việc gì cũng phải có quần chúng, không có quần chúng không thể làm được”194.

Trong suốt cuộc đời cách mạng vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, trong chiến lược đại đoàn kết, Hồ Chí Minh luôn quan niệm: “Dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là đều nhờ ở dân hết”195. “Công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân”196. Mọi cuộc cách mạng chỉ có thể “Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Trong lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người cũng khẳng định “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”197.

“Tin dân, dựa vào dân” trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là nhận thức đúng khả năng, kinh nghiệm, trí tuệ của dân, đánh giá cao vai trò của dân, coi dân là nguồn gốc, là sức mạnh vô tận vô địch, là gốc rễ của đại đoàn kết. Đồng thời, Người cũng chỉ ra những nhược điểm của dân để nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên, mọi tổ chức đoàn thể các

189 Sđd, tập 12, trang 249-250.190 Sđd, tập 2, trang 201-202. 190 Sđd, tập 2, trang 201-202.

191 Sđd, tập 1 trang 28, tập 2 trang 266.192 Sđd, tập 12, trang 212. 192 Sđd, tập 12, trang 212. 193 Sđd, tập 6, trang 292. 194 Sđd, tập 12, trang 212. 195 Sđd, tập 4, trang 101. 196 Sđd, tập 5, trang 409. 197 Sđd, tập 8, trang 494-495.

cấp từ địa phương đến Trung ương phải tất cả vì lợi ích của dân, phải thương dân, phải quan tâm đến đời sống của dân và thường xuyên liên hệ với dân để dân thực hiện sứ mệnh đó của họ. Người dạy: “Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân rõ, có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình, sẵn sàng học hỏi ở nhân dân, tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”198.

Cán bộ, đảng viên từ địa phương đến Trung ương thực hiện được điều đó sẽ đoàn kết được nhân dân. Sự đoàn kết của nhân dân chính là nguồn gốc sức mạnh vô tân vô địch của cách mạng. “Long yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước. Nhờ lực lượng ấy mà với gậy tầm vông và súng hỏa mai lúc đầu, chúng ta đã liên tiếp thắng địch”199. Dân như thế cũng chính là chỗ dựa vững chắc của Đảng, của hệ thống chính trị cách mạng.

4.Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, của hệ thống chính trị cách mạng.

Từ những năm 1930, thấu hiểu thực trạng của các nước thuộc địa nhân dân đều cùng cực và cùng căm thù đế quốc, Hồ Chí Minh đã phát hiện điểm chung ấy là nguồn gốc sức mạnh vô tận vô địch của đại đoàn kết mỗi khi nó được khơi dậy: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”200.

Năm 1930, trong “Sách lược tóm tắt của Đảng” và trong “Chương trình tóm tắt của Đảng”, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra dân là chõ dựa vững chắc của Đảng và của hệ thống chính trị cách mạng. Người khẳng định: “Muốn lật đổ được giai cấp phong kiến hoàn thành cách mạng thổ địa thì Đảng phải dựa vào dân, phải tập hợp được dân. Vì dân là chỗ dựa của Đảng nên “không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác”. Không những thế mà Đảng còn phải “liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là quần chúng vô sản Pháp”201.

Trong điều kiện lịch sử của Việt Nam, một nước nông nghiệp chậm phát triển, hơn 90% dân số là nông dân và hơn 90% nông dân là trung nông, bần nông và cố nông, Hồ Chí Minh đã căn dặn các cán bộ dân vận rằng: “Mọi công việc chống giặc và xây dựng đất nước phần lớn là do nông dân làm. Nông dân là đồng minh trung thành của công nhân. Muốn kháng chiến, kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thực sự phải dựa vào nông dân”202.

Nông dân nói riêng, nhân dân nói chung tự thân họ không có sự đoàn kết bền vững, chỉ có những mối quan hệ gần gũi tự nhiên, đoàn kết theo thời vụ, theo sự việc cụ thể. Sự đoàn kết như thế không phải là chỗ dựa của Đảng, của hệ thống chính trị cách mạng. Chỉ

198 Sđd, tập 6, trang 293.199 Sđd, tập 6, trang 281-282. 199 Sđd, tập 6, trang 281-282. 200 Sđd, tập 1, trang 28. 201 Sđd, tập 3, trang 3-4. 202 Sđd, tập 6, trang 710.

những người dân được giác ngộ, được tổ chức và do Đảng cộng sản lãnh đạo mới là sức mạnh, mới là chỗ dựa của Đảng và của hệ thống chính trị cách mạng. Người dạy: “Lực lượng giai cấp công nhân và nhân dân lao động rất to lớn và vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cân có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”203. Trong nhiều bài nói và bài viết của Người cũng như toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của Người đã luôn chỉ rõ: thành công của Đảng ta là ở chỗ đã tổ chức và phát huy được lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, lãnh đạo nhân dân dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Khi nhắc nhở: “tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”204, Người cũng nhắc nhở để dựa được vào dân, để dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng và hệ thống chính trị cách mạng thì “những Chính sách và Nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Đảng ta là đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động chứ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 62 - 68)