Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1984, Tập 1, Trang 167-

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

V. HỒ CHÍ MINH VỚI LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜ

129 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1984, Tập 1, Trang 167-

Đảng, làm theo Đảng. Người luôn vừa nêu gương, vừa viết bài và nói chuyện nhiều về vấn đề này.

Người viết “Tự phê bình và phê bình” đăng trên báo Nhân Dân ngày 12 tháng 2 năm 1952. Trong báo cáo của mình đọc tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung Ương khoá II, Người nêu 5 yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên là: Kiên quyết chấp hành đúng chính sách của Đảng và Chính phủ; Đi đúng đường lối quần chúng; Quyết tâm thực hiện đạo đức cách mạng là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư, quyết tâm tẩy bỏ cho kỳ hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí; Làm gương mẫu trong mọi việc thi đua ái quốc: học tập, chiến đấu, tăng gia sản xuất v.v.. Thật thà tự phê bình và phê bình luôn tiến bộ”.

Ngày 22 tháng 3 năm 1954, trên báo Nhân Dân, Người nhắc nhở “Toàn thể Đảng viên và cán bộ hãy quyết tâm theo đúng kỷ luật của Đảng”. Tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam khoá II, Người lại chỉ rõ, cần phải thực hiện mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng, trong cơ quan chính quyền và phải hoan nghênh những lời phê bình thành thật của nhân dân.

Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I, trường Nguyễn Ai Quốc (nay là Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh) năm 1957, Người đã chỉ ra những điều vô cùng quý báu cho chỉ đạo việc học tập lý luận của cán bộ, đảng viên ta. Người viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” thể hiện một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất các quan điểm cơ bản về đạo đức cách mạng. Tác phẩm này đã được đăng ở Tạp chí Học Tập số 12 năm 1958130.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người khẳng định “Đảng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, nhưng không phải là không có sai lầm. Song chúng ta không hề che dấu sai lầm, trái lại chúng ta đã thật thà tự phê bình và tích cực sửa chữa”131.

Nhân kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, và một trong các nhiệm vụ sắp tới của Đảng được Người nhấn mạnh là “Mọi Đảng viên đều phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản”, “mỗi Đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hoá, học tập khoa học kỹ thuật”132.

Nhân kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng trên báo Nhân Dân, Người căn dặn: “Mỗi cán bộ, đảng viên đều đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của Nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”133.

Trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”134.

130 Xem Hồ Chí Minh, Những sự kiện, Nhà xuất bản Thông tin lý luận. H., 1987, tr. 175, 183, 203, 233, 131 Xem Hồ Chí Minh, Những sự kiện, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội 1987, Trang 307 131 Xem Hồ Chí Minh, Những sự kiện, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội 1987, Trang 307 132 Sđd, Trang 293- 295

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w