HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 140 - 145)

Trong di sản bất hủ tư tưởng Hồ Chí Minh có 592 lần Người nhắc đến “giáo dục”, 159 lần nhắc đến “đào tạo”, 190 lần nhắc đến “trường học”, 99 lần nhắc đến “đại học”, 92 lần nhắc đến “trường họgiáo sư”, 81 lần nhắc đến “giáo viên”, 80 lần nhắc đến “thầy giáo”, 145 lần nhắc đến “sinh viên”, 225 lần nhắc đến “học sinh”, ngoài ra Người còn đề cấp đến tất cả các phạm trù “dạy học”, “dạy người”, “dạy chữ”, các cấp học “nhà trẻ”, “mẫu giáo”, “tiểu học”, “trung học”, “trung cấp”, “cấp I”, “cấp II”, “cấp III”, “cao đẳng”, “đại học”, “cao học”; các loại hình giáo dục và đào tạo “phổ thông”, “trung cấp chuyên nghiệp”, “dạy nghề”, “vừa học vừa làm”. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong di sản vô giá tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng vang dội hơn.

Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành.

Người phê phán nền giáo dục thực dân không mở mang trí tuệ, mà thực hiện ngu dân để dễ bề cai trị. Đó là nền giáo dục đồi bại, xảo trá, nhồi sọ và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

Xuất phát từ tình thương yêu con người rộng lớn, từ chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, nhằm mục đích độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Người, Người sáng lập nền giáo dục mới của Việt Nam nhằm mở mang dân trí và nâng cao đảng trí cho toàn dân. Người luôn quan tâm, yêu thương, nâng niu trân trọng con người, mong muốn làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn, biết phát huy tất cả tiềm năng của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”369. Chính từ đó mà Người phát động phong trào bình dân học vụ với chủ trương “người biết chữ dạy người chưa biết chữ,

368 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 500.369 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2000, tập 9, trang 222. 369 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2000, tập 9, trang 222.

người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít” để ai cũng biết dọc biết viết, tự nâng cao tình cảm, lý tưởng cách mạng cho mình.

Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng dạy và học để làm người, học để làm việc, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân đã thấm nhuần trong mọi chính sách, chủ trương của Người về giáo dục. Nền giáo dục mới của Việt Nam được Người định hướng phát triển là nền giáo dục mở mang dân trí, nâng cao đảng trí cho nhân dân; là nền giáo dục toàn dân; là nền giáo dục toàn diện; là nền giáo dục tiên tiến, hiện đại; mục đích của giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa cho đất nước.

Nói đến giáo dục phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình,.. phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”370.

Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn ngay sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bên cạnh hai nhiệm vụ diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, Người đã đặt ra nhiệm vụ diệt giặc dốt. Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề nghị mở chiến dịch để chống nạn mù chữ: “... nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”371.

Ngày 4/10/1945, thay mặt Chính phủ Lâm thời Người ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học:

Quốc dân Việt Nam !

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.

Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?

Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.

Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”372.

Người hành động như vậy, vì Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng

370 Sđd, tập 4, trang 36.

371 Xem Sđd, tập 4, trang 8, 14, 220, 348, 391, 460; tập 8, trang 55; tập 9, trang 389. 372 Xem Sđd, tập 4, trang 36, 37, 543, 580. 372 Xem Sđd, tập 4, trang 36, 37, 543, 580.

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”373. Phát động phong trào chống nạn mù chữ, Người mong muốn mỗi người dân đều “Biết học, biết chữ quốc ngữ”374 để “Nâng cao dân trí”375, “Giữ vững nền độc lập”376 và làm cho dân giàu nước mạnh. Nhờ vậy, từ chỗ 95% mù chữ, dân tộc ta đã vươn lên trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng để bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng “biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”377. Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã vạch ra trong công cuộc đổi mới và đang được Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng lần thứ XI nhấn mạnh.

Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng. Người chỉ rõ, giáo dục phải nhằm bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hoá toàn quốc (24-11-1946), Hồ Chí Minh nêu rõ: “Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”.

Chính vì thế, chức năng cao quý nhất của giáo dục là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.

Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”…

Đối với thế hệ trẻ, Người đặt niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ của dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (tháng 9/1945): Người dạy “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”378. Trước khi đi gặp các cụ Các Mác, Lênin, Người căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”379. Xác định đạo đức cách mạng là “cái gốc” của con người và cũng là những nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường xã hội chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đào tạo, Bác mong muốn thế hệ trẻ thành “người chủ” xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa.

373 Xem Sđd, tập 1, trang XIX; tập 4, trang VIII, 161; tập 12, trang 517.374 Xem Sđd, tập 4, trang 16, 36, 421, 450; tËp 5, trang 379. 374 Xem Sđd, tập 4, trang 16, 36, 421, 450; tËp 5, trang 379.

375 Xem Sđd, tập 4, trang 36.376 Xem Sđd, tập 4, trang 36, 157. 376 Xem Sđd, tập 4, trang 36, 157.

3771. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 8, tr.494378 Sđd, tập 4, trang 33. 378 Sđd, tập 4, trang 33.

Trong giáo dục toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến cả đức và tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới. Người đòi hỏi mỗi người dưới chế độ mới phải có cả tài lẫn đức trong đó đức là nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Theo Người “Giải phóng dân tộc giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không đạo đức không có căn bản thì còn làm nổi việc gì”380. “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”381. Người còn dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”382. Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”383. “Trước hết phải dạy cho họ những thường thức: lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”384.

Cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta, về phương pháp giáo dục Người đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học, Người quan niệm: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”385. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề: a- Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ hoạt động đúng đắn. b- Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. c- Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. d- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học. e- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục toàn dân ở Việt Nam và luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”386. Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, không chỉ bằng mặt vật chất , mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người cho thế hệ trẻ. Vì vậy phải “phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân”387. Và mặc dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “dạy tốt, học tốt”, “người tốt, việc tốt”. Tư tưởng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành giáo dục và đào tạo vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

380 Xem Sđd, tập 5, trang 253.381 Sđd, tập 11, trang 331. 381 Sđd, tập 11, trang 331. 382 Xem Sđd, tập 10, trang 190. 383 Xem Sđd, tập 8, trang 74. 384 Sđd, tập 5, trang 271. 385 Xem Sđd, tập 5, trang 273. 386 Sđd, tập 12, trang 403.

Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo, thì phải sửa chữa”388.

Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là nền giáo dục mới. Nền giáo dục đó sẽ “...làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”389

Mục tiêu của giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng dạy và học: Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; học để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; “công nông hoá trí thức”, “trí thức hoá công nông”, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao; Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 140 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w