Sđd, Trang 399 134 Sđd, Trang

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

V. HỒ CHÍ MINH VỚI LÊNIN VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜ

133 Sđd, Trang 399 134 Sđd, Trang

Hai là, Đảng cầm quyền là tổ chức của Đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với dân, phải hiểu rõ và thực hiện đúng mục đích của Đảng là làm việc cho dân, phục vụ cho dân, coi trọng dân, đánh giá cao vai trò của dân, làm hết trách nhiệm của mình với dân.

Nói về vai trò của dân, Người khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc”135. Dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh là rất rộng. Dân bao gồm toàn bộ những người lao động và những người yêu nước, bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, thậm chí có cả những người thuộc giai cấp bóc lột, nhưng tất thảy đều chung nhau ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, trung thành với bản chất giai cấp công nhân.

Với phạm trù “dân” như vậy, Người đã rút ra bài học: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc”136. Người cũng nhấn mạnh: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Người cũng khẳng định: “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng”137 để kháng chiến và kiến quốc.

Người chỉ rõ nguyên nhân thắng lợi của cách mạng là do Đảng lãnh đạo tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là lực lượng vô tận của cách mạng. Cách mạng thành công là do quần chúng. Người thường nhắc nhở: “Dễ một lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”, và Người cũng nhấn mạnh “Chính phủ cộng hoà dân chủ là gì? Là đầy tớ của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng, dân là chủ thì chính phủ là đầy tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”138. Người coi dân là gốc của Đại đoàn kết, lực lượng là ở dân, quyền lợi cũng ở dân, dân có quyền tối cao trong xã hội do Đảng cầm quyền”139.

Như vậy, Đảng cầm quyền thì tất cả quyền hành, lực lượng, lợi ích, trách nhiệm là của dân. Đảng và Nhà nước là do dân lập ra, được dân uỷ quyền để thực hiện ý nguyện của dân, vừa lãnh đạo dân nhưng vừa là đầy tớ trung thành của dân, đưa lại quyền lợi cho dân.

Nói về trách nhiệm của Đảng đối với dân, vấn đề Người quan tâm hàng đầu là “tất cả đường lối, phương châm, chính sách... của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung”140.

Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên ta rằng, việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại cho dân phải hết sức tránh. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm. Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại, phát triển là vì nhân dân. Mức độ bảo đảm lợi ích của nhân dân là thước đo hiệu qủa cho đường lối, chủ trương của Đảng. Chính lẽ này, mà Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo măc, ai cũng được học hành”.

135 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, Tập 5, Trang 77136 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Trang 207 136 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2, Trang 207

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w