Nguyễn văn Khánh (chủ biên), Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 147 - 148)

VI. NGHỆ THUẬT VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH∗ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của dân

401 Nguyễn văn Khánh (chủ biên), Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây

dựng đất nước, Nxb Thông Tấn, 2001, trang 21.

402 Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996, trang 8.403 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội , 2000, tập 4, trang 220. 403 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội , 2000, tập 4, trang 220. 404 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội , 2000, tập 4, trang 451. 405 Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, trang 192.

tịch Hồ Chí Minh nói: “nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều”406.

Theo Hồ Chí Minh, mọi giai đoạn trong quá trình cách mạng Việt Nam đều cần đến trí thức. Người nói: Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu thôi. “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cần. Kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội càng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”407. Đảng và Chính phủ thành tâm giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bước đường vẻ vang đó, đồng thời đào tạo trí thức ở trong công nông ra. “Không phải là dùng cách đưa “áo nâu lên, áo trắng xuống”, hay “vắt cam vứt xác”...”408. Trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò của trí thức. Người viết: “nhiệm vụ của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam hiện nay là kháng chiến và kiến quốc.

Để hoàn thành nhiệm vụ ấy, ngoài việc quân sự ắt phải phát triển kinh tế. Cho nên cần phải có những người chuyên môn thông thạo về công nghiệp và nông nghiệp.

Cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kĩ sư thông thạo về việc đắp đường bắc cầu.

Cần giữ gìn sức khỏe của dân, cho nên cần có thầy thuốc.

Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo, v.v.

Do đó, lao động trí óc có nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội”409.

Trong bài “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay” đăng trên số báo Sự thật số 103, ngày 30/11/1948 Người viết: “Chính sách là nguồn gốc của thắng lợi, nhưng sau đó thành công hay thất bại là do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn cán bộ và công tác kiểm tra”410. Người khuyên: “Ta cần phải hợp tác với các người ngoài Đảng, ta không được khinh rẽ họ”. Bởi lẽ theo người; “bất kì ai... chịu học, chịu khó nghĩ... thì nhất định có sáng kiến”411. Đặc biệt, với giai cấp cơ bản của cách mạng “cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hóa và kỹ thuật khá”, thậm chí “phải có trình độ kém gì kỹ sư”412.

Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và khoa học, Người còn rất coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, tác phong cách mạng cho đội ngũ trí thức. Người luôn luôn luôn mong muốn là làm sao để “người trí thức chúng ta trở thành những người trí thức của giai cấp công nhân, hết lòng phục vụ công nông, góp phần xứng đáng và vẻ vang vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”413. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã đào tạo, phát hiện cảm hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 147 - 148)