VI. NGHỆ THUẬT VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH∗ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của dân
411 Sdd, tr 243 412 Sđd, tr 243.
412 Sđd, tr 243.
quốc. Trong số đó có nhiều nhân sĩ trí thức đáng kính như: Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Hiến, Đặng Thai Mai; những nhà khoa học tài ba như: GS Trần Đại Nghĩa, GS Trần Hữu Tước, GS Tôn Thất Tùng, GS Đặng Văn Ngữ, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát; những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự nổi tiếng như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, v.v...
Ngày nay, trước yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam, trước những nhiệm vụ nặng nề của công cuộc “đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường”414, rõ ràng nước ta cần nhiều trí thức tài năng, những nhà kinh tế quản lí xã hội giỏi, những nhà khoa học đầu đàn, những chuyên gia sâu về vấn đề chiến lược... Do đó, cần phải chú trọng hơn nữa trong việc phát hiện sớm, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài theo tinh thần của Hồ Chí Minh.
Thứ ba, trong quá trình vận động trí thức là phải biết tin tưởng, tôn trọng và dùng trí thức đúng việc
Hồ Chí Minh thực sự quan tâm và tin tưởng trí thức không chỉ bằng lời nói và việc làm. Qua đó tạo niềm tin cho người trí thức vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và tương lai của mình. Người luôn khơi dậy ý thức làm chủ của người trí thức trong xã hội mới, trách nhiệm công dân trong xã hội mới. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động, vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động là những người làm chủ nước ta chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện, để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình”415.
Từ giá trị truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc - “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước” - nhằm phát huy sự sáng tạo của trí thức Hồ Chí Minh cho rằng: cần phải đưa họ vào phong trào cách mạng, đi vào đời sống nhân dân coi đó là một trường học rất tốt để trí thức vươn lên học đi đôi với hành, lí luận liên hệ với thực tiễn...mà trưởng thành.
Nghệ thuật vận động trí thức tham gia phục vụ cách mạng Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần biện chứng trong phương pháp dùng người của Người là “lấy con người làm trung tâm, nhận thức về con người trong tính hệ thống-toàn diện, tuân thủ tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tính lịch sử cụ thể và tính phát triển”.
Người cho rằng: “việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe, miễn là không phản bội lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian thân Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cất làm việc nhỏ, ai có năng lực vì việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”416. Phải thực sự tin tưởng họ, “thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ”417. Lòng tin đó là liều thuốc để trí thức dân tộc xung thiên vì sự nghiệp lớn của dân tộc.