Xem Sdd, ,Tập 9, Trang 285.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 77)

V. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH DÀY CÔNG VUN ĐẮP LÀ ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN

231 Xem Sdd, ,Tập 9, Trang 285.

Chính là thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm để phát triển điều tốt, khắc phục điều dở của bản thân. Đối với người là không nịnh hót đối với cấp trên, không coi khinh người dưới; luôn chân thành khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá lừa lọc. Đối với công việc là để việc công lên trên việc riêng. Đã phụ trách việc gì thì làm cho kỳ được, không sợ khó khăn nguy hiểm; việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân.

Chí công vô tư là khi làm việc gì cũng phải nghĩ cho người trước, khi hưởng thụ thì phải đi sau; phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Thực hiện chí công vô tư cũng có nghĩa là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Cần kiệm liêm chính và chí công vô tư luôn quan hệ mật thiết với nhau. Thiếu một trong bốn đức cần, kiêm, liêm, chính là không thành người. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính tất yếu dẫn đến chí công vô tư. Đã chí công vô tư ắt thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là thực hiện nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung.

Tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản là tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tôn trọng và yêu thương, là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động thế giới, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.

Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.

Chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính. Nó xa lạ với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa sô vanh, kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa bành trướng.

Trong tính cụ thể, chi tiết về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, Người quy định đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định còn thể hiện cả trên ba bình diện với mình, với người và với công việc:

1. Với tự mình phải rất nghiêm khắc: Tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời. Luôn luôn tự giác chấp hành nghiêm túc mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,.. vì lợi ích của Đảng, của Dân tộc, của Nhân dân, của Tập thể là trước hết, trên hết.

2. Với người phải thật sự khoan dung, độ lượng: Thật sự yêu thương con người, có niềm tin mãnh liệt vào sự vươn dậy của con người. Đấu tranh tự phê bình và phê bình trên tinh thần xây dựng, thống nhất, đoàn kết, cùng tiến bộ. Đồng thời, luôn cảnh giác, nghiêm khắc và kiên quyết đấu tranh đến cùng đối với những ai lợi dụng lòng nhân ái mưu cầu lợi ích riêng không chính đáng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của tập thể.

3. Với công việc phải tận tâm, tận lực: Luôn phấn đấu học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có ý chí và nghị lực vượt

mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đã nhận việc là phải hoàn thành công việc được giao đến nơi, đến chốn với hiệu quả, chất lượng cao. Luôn luôn có ý thức và thực hiện cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc vì sự tiến bộ và phát triển của nước Việt Nam.

Hồ Chí Minh có tấm lòng yêu thương con người vô hạn. Người có sự khoan dung, độ lượng rộng lớn với con người. Người có một niềm tin mãnh liệt vào sự vươn dậy của con người, Người cố tìm dù là nhỏ nhất những tích cực của họ mà khơi dậy, tạo điều kiện cho họ hội nhập với cộng đồng, làm việc hữu ích cho mình và cho xã hội. Nhưng Hồ Chí Minh cũng rất nghiêm khắc với những ai lợi dụng lòng tốt của Người để lợi ích riêng, làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân. Người đã từng ký những bản án cao nhất nghiêm trị những cán bộ phục vụ quanh Người vì lý do đó: Cách chức một cán bộ phụ trách kinh tế của Chính phủ và nghiêm cấm việc bố trí những công tác có liên quan đến kinh tế đối với cán bộ này vì ông ta đã từng lợi dụng chức vụ mưu cầu lợi ích riêng, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người cũng đã từng gạt nước mắt ký bản án tử hình đối với một sỹ quan Cục quân nhu của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng vì lý như vậy.

Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí công vô tư, chăm lo cung phụng lợi ích của nhân dân.

Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người dạy: “Cán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh trong mình thì quên chữa.

Từ nay chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ”232.

Trong tác phẩm này, Người chỉ rõ: “ba chứng bệnh rất nguy hiểm. Nếu không chữa ngay, để nó lây ra, thì có hại vô cùng”233. Đó là: bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa.

Người quy định 12 tư cách của Đảng chân chính cách mạng và căn dặn: “Muốn cho Đảng được vững bền, Mười hai điều đó chớ quên điều nào”234. Về đạo đức cách mạng của Đảng chân chính, Người viết: “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm), ngày càng thêm”235. Người cũng quy định 6 điều về tư cách và 6 điều về bổn phận của đảng viên236. Ở đó, Người nhắc nhở, đảng viên phải suốt đời tranh đấu cho độc lập của dân tộc, phải đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, phải luôn là kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi công việc. Người nhắc nhở khắc phục khuyết điểm, xây dựng đạo đức cách mạng là để “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”237.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w