Đại ý trong bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sỹ Thuận Yến.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 79 - 84)

V. ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG DO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH DÀY CÔNG VUN ĐẮP LÀ ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI VÌ HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN

249 Đại ý trong bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sỹ Thuận Yến.

VI. TƯ TƯỞNG “QUÂN SỰ LẤY CHÍNH TRỊ LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao và vĩ đại của Đảng và của dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất, đồng thời là nhà quân sự lỗi lạc của cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một di sản quý báu có ý nghĩa dân tộc, quốc tế to lớn. Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh là quan điểm và lý thuyết của Người về việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Tư tưởng quân sự của Người đã kế thừa tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa quân sự nhân loại.

Là bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về quan sự là cốt lõi đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần phát triển truyền thống quân sự của dân tộc lên đỉnh cao mới của thời đại. Một trong các nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm “quân sự lấy chính trị làm gốc”, “quân sự phải phục tùng chính trị”.

Hồ Chí Minh là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam. Người đã trực tiếp biên soạn và chỉ đạo biên soạn nhiều tác phẩm về quân sự như: “Cách đánh du kích”, “Phép dùng binh của Tôn Tử”, “Cách huấn luyện quân sự của Khổng Minh”, “Kinh nghiệm du kích Nga”, “Kinh nghiệm du kích Tàu”, “Chính trị viên trong quân đội”, “Công tác chính trị trong quân đội”... dùng làm tài liệu huấn luyện cán bộ, chiến sỹ cách mạng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam.

Rút kinh nghiệm của cách mạng trong nước và cách mạng thế giới, Người khẳng định tính tất yếu của việc “lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng”. Bởi vì “chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”250. Do đó, nhất định phải có “một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương”251. Vì độc lập tự do không thể cầu xin mà có được, và để giành chính quyền tất yếu nhân dân ta phải sử dụng bạo lực cách mạng, đập tan ách thống trị của chúng. Người khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành chính quyền và bảo vệ chính quyền”252.

Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh, trước hết thống nhất với yêu hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo. Suốt cuộc đời, Người cùng toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu cách mạng và hòa bình trong độc lập, tự do. Theo Người: “Dùng binh là việc nhân nghĩa, muốn cứu nước, cứu dân”253. Ngay khi phải dùng bạo lực cách mạng, chiến tranh cách mạng để chống lại chiến tranh xâm lược, Người vẫn muốn tránh chiến tranh, vẫn tìm mọi cách cứu vãn hòa bình. Người tuyên bố: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách... Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi không lạ gì những điều đang đợi chúng tôi. Nước Pháp có những phương tiện ghê gớm, và cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt, nhưng dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng

250 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, trang 96.251 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, trang 468. 251 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1, trang 468. 252 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 304. 253 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 251.

chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do”254. Khi chiến tranh đã xảy ra, Người vẫn đề nghị: “Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhân độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hòa bình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc”255. Chính lẽ đó, trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người luôn viết thư kêu gọi các bên ngồi vào Hội nghị hòa bình để giải quyết chiến tranh bằng thương lượng.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn dân chống ngoại xâm, bao gồm cả ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân tự vệ. Sức mạnh bạo lực cách mạng là sự kết hợp sức mạnh của quân sự với chính trị và ngoại giao. Trong đó sức mạnh quân sự là đòn đánh quyết định, sức mạnh chủ yếu chiến thắng quân thù trong toàn bộ cuộc chiến là sức mạnh chính trị và sức mạnh ngoại giao. Sức mạnh bạo lực cách mạng về quân sự là sự kết hợp quân đội chính quy, du kích và binh vận. Trong đó sức mạnh quân đội chính quy và du kích là đòn quyết định, sức mạnh chủ yếu để chiến thắng kẻ thù tàn bạo là binh vận, mà đóng góp của tình báo là cực kỳ quan trọng và to lớn. Sức mạnh bạo lực cách mạng trong tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh chủ yếu còn là sức mạnh của chiến tranh nhân dân: toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Trong đó lợi ích của nhân dân là trên hết, trước hết.

Cơ sở quân sự của tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân chính là “lấy dân làm gốc”, “dân là chủ” theo phương châm “quân với dân như cá với nước”256, “tất cả sức mạnh đều từ dân mà ra”257. Coi trọng việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, chính trị và chiến tranh, Người khẳng định vai trò quyết định của chính trị trong mọi hoạt động quân sự, từ việc vạch đường lối chiến lược, phát động tập hợp quần chúng đấu tranh vũ trang, xây dựng và sử dụng lực lượng đến việc củng cố hậu phương, căn cứ địa cách mạng, nâng cao trạng thái chính trị, tinh thần của quân đội, v.v. Chính vì thế mà cuộc cách mạng do Người và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, lãnh đạo là nhằm thực hiện mục tiêu chính trị: “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người”, thực hiện “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, là làm cho “nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”258.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân sự phục vụ cho chính trị là một quan điểm cơ bản, đấu tranh chính trị và chiến tranh quân sự luôn gắn bó với nhau. Người khẳng định, mọi hoạt động quân sự phải đứng vững trên lập trường chính trị giai cấp công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người chỉ rõ: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”259. Chính vì thế mà trong quân đội, từ đại đội trở lên đều phải có chính trị viên, chính ủy. Nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nhân tố quyết định sự trưởng thành, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang.

254 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 473.255 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 12. 255 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 5, trang 12. 256 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 350.

257 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 101; tập 5, trang 55, 409.258 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 517. 258 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 517.

Quan điểm “quân sự lấy chính trị làm gốc”, “quân sự phải phục tùng chính trị” là một nội dung cốt lõi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, là nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo mọi lực lượng, mọi hoạt động quân sự của Đảng và nhân dân ta trong khởi nghĩa vũ trang và trong chiến tranh cách mạng. Đó là nhân tố quyết định làm nên những chiến thắng tuyệt vời của dân tộc ở Hội nghị Giơ-ne-vơ, Hội nghị Pa-ri và nhất là Đại thắng Mùa Xuân năm 1975. Chiến thắng này đã không diễn ra cảnh người Việt tàn sát lẫn nhau như kẻ thù đã từng tuyên truyền. Trái lại, chiến thắng này đã bao gồm việc gìn giữ, bảo vệ tốt nhất tính mạng con người, tài sản của nhân dân, của đất nước: Toàn bộ sỹ quan và binh sĩ ngụy chỉ sau một thời gian học tập, cải tạo, được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã trở về sum họp, đoàn tụ với gia đình, chung sức xây dựng cuộc sống mới; Hầu hết các tỉnh lỵ, thành phố, thị xã, thị trấn ở miền Nam được giữ gần như nguyên vẹn. Đây là chiến công vĩ đại, tuyệt vời nhất của dân tộc, là chiến thắng của ý chí cách mạng tiến công, chiến thắng của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, khoa học, nhân đạo đúng như nguyện ước của Bác Hồ.

VII. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, MỘT THIÊN TÀI QUÂN SỰ1. Cội nguồn thiên tài quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Cội nguồn thiên tài quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng giặc Pháp phải mất gần 30 năm (1858 -1884) mới chiếm được nước ta. Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm hai mươi của thế kỷ XX đã chứng kiến hơn 300 cuộc đấu tranh anh dũng chống đế quốc Pháp xâm lược của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Thất bại của phong trào Cần vương là sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến.

Thất bại của khởi nghĩa Nguyễn Thái Học đã chứng minh giai cấp tư sản Việt Nam không đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử dân tộc.

Thất bại của phong trào Duy Tân do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, cùng với thất bại chủ trương của cụ Phan Chu Trinh, và thất bại của các phong trào yêu nước khác ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không phải vì nhân dân ta thiếu tinh thần cách mạng, không phải vì các lãnh tụ của ta thiếu nhiệt huyết cách mạng, mà vì làm cách mạng mà như cụ Phan Bội Châu thì có khác chi đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau, còn làm cách mạng mà như cụ Phan Châu Trinh thì có khác chi kêu gọi kẻ thù rủ lòng thương đối với ta đâu. Phong trào yêu nước giai đoạn này đều không giành được thắng lợi, không phải vì nhân dân Việt Nam thiếu ý chí giành độc lập, mà còn thiếu tri thức làm nền tảng tư tưởng cho việc ra đời một đường lối cách mạng đúng đắn.

Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như thế đã đòi hỏi bức bách dân tộc ta phải có một con đường cách mạng đúng đắn và khoa học. Trong bối cảnh đó, thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Thế giới lúc này cũng đã có những biến đổi lớn: Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản được thành lập; Các Đảng cộng sản đã lần lượt ra đời ở một số nước châu Âu và châu Á; Cách mạng phương Đông thức tỉnh;... Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX vì thế không còn là cuộc đấu tranh của một nước thuộc địa này chống sự xâm lược của một nước tư bản thực dân kia nữa, mà đã là cuộc đấu tranh của chung các

dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước (bố, anh trai, chị gái là những người yêu nước nổi tiếng của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế thế kỷ XX), lớn lên trên hai quê hương (Nam Đàn của Nghệ An và Huế của Thừa Thiên Huế) là hai vùng quê giàu truyền thống cách mạng của Việt Nam, lại thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam (Yêu hòa bình, ghét chiến tranh; có lòng nhân ái cao cả; bất khuất chống giặc ngoại xâm quyết vì độc lập dân tộc; có sự cố kết cộng đồng dân tộc cao), sau khi bị đuổi học vì đã tham gia đấu tranh chống sưu thuế tại tòa Khâm sứ Pháp ở Huế tháng 4 năm 1908, rút kinh nghiệm thất bại của cách mạng trong nước, Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài đến phương Tây để tìm đường cứu nước.

Khoảng cuối 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh đến sống và hoạt động tại Pari, một trung tâm văn hóa, khoa học và chính trị của châu Âu. Ở đây, nhờ lăn lộn trong phong trào lao động Pháp, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các nước thuộc địa khác của Pháp, mà Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng gia nhập Đảng Xã hội Pháp, chính đảng duy nhất của Pháp bênh vực các dân tộc thuộc địa, rồi trở thành một chiến sỹ xã hội chủ nghĩa.

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc nhân danh những người Việt Nam yêu nước, gửi tới Hội nghị Vécxây (Hội nghị Hòa Bình) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, chính thực tiễn này Nguyễn Ái Quốc đã đi đến kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân mình.

Đêm kết thúc Đại hội Tua (30/12/1920), đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc, đồng thời mở ra bước ngoặt mới cho bao thế hệ của người cách mạng Việt Nam: Từ người yêu nước thành người cộng sản.

Cách mạng Việt Nam trong những năm 1920-1930 đã xuất hiện nhiều hội, nhiều đảng yêu nước: Tân Việt Thanh niên đoàn tức Tâm tâm xã (1923-1925); Hội Phục Việt (1925); Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu (1926); Thanh niên Cao vọng Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929); Tân Việt cách mạng Đảng (1926-1930); Việt Nam quốc dân Đảng (1925-1930); v.v… Nhìn chung, các hội và đảng yêu nước này có quyết tâm cứu nước, nhưng chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau Cách mạng tháng Mười Nga, nên các tổ chức yêu nước này đã không thể đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.

Ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng 30 nước, trở thành một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi đến nhiều nước nhất của thế giới. Người đã hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân và lao động một số nước tư bản trên thế giới, đến với nhân dân cần lao ở các nước thuộc địa và đã hiểu rõ được bản chất chung của chủ nghĩa đế quốc, màu sắc riêng của từng nước đế quốc; đã hiểu được trình độ phát triển của nhiều nước thuộc địa cùng cảnh ngộ với dân tộc Việt Nam. Người học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các thể chế chính trị trên thế

giới, tìm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin mà lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.

Nguyễn Ái Quốc sáng lập “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội” (Hội Việt

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w