VII. HỒ CHÍ MINH VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM
428 Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, trang 81.
Cả cuộc đời phấn đấu hy sinh cho dân tộc, giải phóng phụ nữ luôn là khát vọng cháy bỏng của Người và Người luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ ở thế kỷ XX. Nhưng đồng thời Người Người luôn thức tỉnh phụ nữ muốn được giải phóng, chị em cũng phải đấu tranh, không ngừng học hỏi, đoàn kết, làm trọn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình – đó là những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho phụ nữ.
Từ 1924, trong “Thư từ Trung Quốc”, sau khi nêu gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người chỉ ra sự khó khăn của công tác vận động phụ nữ ở Trung Quốc đột nhiên thoát khỏi tập quán hàng nghìn năm, nhưng nữ đồng chí Bôrôđin “đã làm cái đó khéo léo đến thế và ân cần niềm nở đến thế, nếu như tôi có thể bày tỏ như vậy”, “biết khuyến khích những chị đã hiểu chút ít và làm cho những chị khác còn chưa hiểu thì hiểu... Tháng trước, tại buổi lễ kỷ niệm Cách mạng Nga, do lời kêu gọi của nữ đồng chí Bôrôđin, hơn 3.000 nữ công nhân và nữ sinh viên Quảng Châu đã đi biểu tình với nam giới và đã dự mít tinh. Sau khi nghe người đồng chí chúng ta nói trong một giờ mà bài diễn văn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay kéo dài, một chị của chúng tôi đã đọc nghị quyết sau đây:
Hôm nay, chúng tôi ở đây để làm lễ kỷ niệm cuộc Cách mạng vĩ đại nhất mà lịch sử đã chứng kiến: Cuộc Cách mạng Nga. Chính nhờ cuộc cách mạng này mà cơ sở của quyền tự do chân chính và quyền bình đẳng thực sự đã được đặt ra cho loài người. Chính nhờ cuộc cách mạng này mà sự giải phóng phụ nữ sẽ có giá trị và có những ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn.”429
Tại Hội nghị cán bộ thảo luận Luật Hôn nhân và gia đình, Người nói: “…Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ là không giải phóng một nửa loài người.
Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”430.
Đồng thời Người nhắc nhở chị em phụ nữ: “...Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra Chỉ thị giải phóng cho mình, mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh”431.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về đường lối cách mạng Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Con người là điểm khởi đầu cũng là mục đích của sự nghiệp cách mạng của Người. Người luôn xác định phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Bởi thế, giải phóng phụ nữ luôn là một sứ mệnh của Người.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc bị áp bức luôn là nỗi đau trăn trở đối với Người. Trong hàng loạt bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn tìm cách tố cáo, vạch trần tội ác man rợ của chế độ thực dân đối với người phụ nữ trước công luận thế giới. Người vạch trần tội ác đánh đập tàn nhẫn; hiếp dâm phụ nữ, em gái; mổ bụng, chặt tay, bắt phụ nữ hiến thân cho chó làm trò tiêu khiển;.. của thực dân Pháp trong các bài: “Sự quái đản của cuộc khai hóa”432 trên Báo Le
429 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, trang 5-6.430 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 9, trang 523. 430 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 9, trang 523. 431 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 9, trang 523. 432 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 51.
Libertaire ngày 30/9 và 7/10/1921, “Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ anh”433 trên Báo Le Libertaire ngày 7/10 và 14/10/1921, “Những kẻ đi khai hóa”434 đăng trên báo Lơ Paria (Người cùng khổ) số 4, ngày 1/7/1922, “Phụ nữ An Nam và sự đô hộ Pháp”435 đăng trên báo Lơ Paria số 5 ngày 1-8-1922, “Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”436, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” 1925;.. Ở đó, Người kết án: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”; chế độ thực dân là chế độ
“ăn cướp và hiếp dân”. Người cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của phụ nữ bị áp bức. Với Người, chừng nào phụ nữ chưa được giải phóng, chừng đó nỗi đau nhân loại còn kéo dài. Người khẳng định, chỉ khi nào đánh đuổi được bọn thực dân cướp nước, giành độc lập dân tộc, người phụ nữ mới được giải phóng.
Xác định phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân, phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước. Từ 1923, trong bài “Tình hình ở Trung Quốc” 437, Người viết: “Vấn đề phụ nữ. Bình đẳng về giáo dục chính trị và kinh tế cho cả nam và nữ. Thi hành hệ thống trường học thống nhất - tức là thành lập các trường học trong đó con trai và con gái cùng học.
Trả công như nhau cho lao động như nhau.
Quyền nghỉ ngơi và tiền trợ cấp cho trường hợp đau ốm và sản phụ. Hội ủng hộ tất cả các yêu sách của công nhân”.
Năm 1927, trong tác phẩm: “Đường Kách mệnh”438, Người viết: “Ông C.Mác nói rằng: “Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào?”439.
Năm 1941, trên báo Việt Nam độc lập, Người sáng tác bài thơ đề cao vai trò phụ nữ và khích lệ, động viên phụ nữ Việt Nam tham gia cách mạng:
“PHỤ NỮ
Việt Nam phụ nữ đời đời
Nhiều người vì nước, vì nòi hy sinh. Ngàn thu rạng tiếng bà Trưng, Ra tay cứu nước, cứu dân đến cùng. Bà Triệu ẩu thật anh hùng,
Cưỡi voi đánh giặc, vẫy vùng bốn phương. Mấy năm cách mệnh khẩn trương,
Chị em phụ nữ thường thường tham gia. Mấy phen tranh đấu xông pha,
433 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 83.434 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 96. 434 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 96. 435 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 97.
436 Bán án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, trang 115. trang 115.
437 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 1, trang 222-223.438 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, trang 257-318. 438 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, trang 257-318. 439 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 2, trang 288.
Lòng vàng gan sắt nào đà kém ai? Kìa như chị Nguyễn Minh Khai Bị làm án tử đến hai ba lần. Bây giờ cơ hội đã gần,
Đánh Tây, đánh Nhật, cứu dân nước nhà. Chị em cả trẻ đến già
Cùng nhau đoàn kết đặng mà đấu tranh. Đua nhau vào hội Việt Minh
Trước giúp nước, sau giúp mình mới nên. Làm cho thiên hạ biết tên
Làm cho rõ mặt cháu Tiên, con Rồng”440.
Cũng trên báo Việt Nam độc lập, số 113, ngày 21-12-1941, Người kêu gọi “Phụ nữ vào “Phụ nữ Cứu quốc hội”... do Việt Nam độc lập đồng minh lãnh đạo. Người có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức. Đồng tâm hợp lực. Muôn người một lòng. Nhân cơ hội này mà khôi phục lại Tổ quốc, mà làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Hỡi đồng bào! Cơ hội giải phóng đến rồi, mau mau đoàn kết lại!!!”441.
Trên báo Tiếng gọi phụ nữ, số Xuân Bính Tuất, năm 1946, Người lại có “Thư gửi Phụ nữ Việt Nam nhân dịp Xuân Bính Tuất ” rằng:
“Năm mới Bính Tuất Phụ nữ đồng bào Phải gắng làm sao Gây “Đời sống mới” Việc thành là bởi Chúng ta siêng mần Vậy nên chữ cần Ta thực hành trước Lại phải kiệm ước Bỏ thói xa hoa Tiền của dư ra Đem làm việc nghĩa Thấy của bất nghĩa Ta chớ tham thàn Thế tức là liêm Đã liêm thì khiết Giữ mình làm việc Quảng đại công bình Vì nước quên mình Thế tức là chính Cần, kiệm, liêm, chính Giữ được vẹn mười Tức là những người
440 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 3, trang 203.441 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 3, trang 209. 441 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 3, trang 209.
Sống “Đời sống mới”. HỒ CHÍ MINH”442
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ phụ nữ. Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị Phụ nữ lao động tiến tiến và Chiến sỹ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thứ hai”443 năm 1960, sau khi tuyên dương những tiến bộ và những đóng góp của phụ nữ cho cách mạng Người viết: “Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít. Đảng và Chính phủ rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng. Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải:
- Gắng học tập chính trị, học tập văn hoá, kỹ thuật.
- Nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
- Hăng hái thi đua thực hiện “cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình”.
- Đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hoà bình thế giới”. Người yêu cầu như vậy là vì Người kỳ vọng “chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để xứng đáng làm chủ nước nhà”.
Trong “Bài nói chuyện với đồng bào tỉnh Tuyên Quang”444 năm 1961, Người yêu cầu: “phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục lôi cuốn nhiều phụ nữ vào tổ chức hơn nữa”.
Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc về vấn đề phát động quần chúng nông dân” năm 1953, Người yêu cầu đối với công tác phụ nữ vận: “Cán bộ phụ nữ đi vận động, có cô vận động khéo, đến đâu dân làm gì, mình làm nấy, thân thiết như người nhà, thì có thành tích. Cô nào không hoà lẫn được với nhân dân, vẫn giữ thói quen thành phố, thì vận động không thành công.
Phát động quần chúng thành công thì nông dân được ruộng đất, được ấm no và phụ nữ được giải phóng. Phát động quần chúng thì bồi dưỡng được nông dân, đẩy mạnh mọi mặt công tác kháng chiến kiến quốc. Các cô cần học tập, rèn luyện trong công tác phát động quần chúng, kết hợp nó với phong trào phụ nữ và chỉnh đốn tổ chức phụ nữ ở nông thôn”445.
Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi”446 năm 1964, sau khi biểu dương các thành tích của phụ nữ miền núi cả trên cương vị cá nhân và tập thể, Người chỉ thị: “Đảng uỷ các cấp ở miền núi cần phải ra sức phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ, cần phải đào tạo và giúp đỡ cán bộ phụ nữ các dân tộc. Đó là nhiệm vụ mà Trung ương và Bác giao cho các đồng chí phải làm cho tốt”.
Trong “Bài nói chuyện với đồng bào tỉnh Thái Nguyên và công nhân Khu gang thép” năm 1964, Người viết: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”.
Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng” khóa III năm 1966, Người chỉ thị: “Phải kiện
442 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, trang 172.443 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 10, trang 87-89. 443 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 10, trang 87-89. 444 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 10, trang 322. 445 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 7, trang 57. 446 Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 11, trang 214-218.
toàn sự lãnh đạo của các cấp, các ngành ;... Phải chú ý kết nạp vào Đảng, vào Đoàn những người xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu. Phải làm cho Đảng và Đoàn lớn mạnh để hoàn thành tốt mọi mặt công tác, đặc biệt phải chú ý cất nhắc cán bộ phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp với phụ nữ”447.
Trong cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Người, đã có biết bao phụ nữ được Người dìu dắt, họ đã vượt qua nhiều thử thách và trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Để ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia và cáng đáng công việc xã hội, Người khởi xướng và quy định bằng Hiến pháp, Pháp luật việc thực hiện nam nữ bình đẳng. Theo Người, nam nữ bình đẳng “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to!
Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó.
Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu...
Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”448.
Ngày 23-10-1960, trên báo Nhân dân, số 2409, với bút danh T.L, Người trình bày quan điểm “Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”: “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số nhân dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến phápvà pháp luật của nước ta đã quy định rõ điều đó.
Ví dụ:
Hiến pháp điều 24 nói: Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình, điều 1 nói: Nhà nước bảo đảm... nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ...
Điều 12 nói: Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt. Điều 3 nói: Cấm... đánh đập hoặc ngược đãi vợ...
Luật hôn nhân và gia đình đã định rõ: Cấm tảo hôn (điều 3). Con gái từ 18 tuổi trở