ĐẠO PHẬT MỘT CỘI NGUỒN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời khoảng những năm 1930, trước hết là chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài gần 100 năm của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan bức thiết của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tư tưởng của Người là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với tinh hoa văn hóa dân tộc và tri thức nhân loại. Hồ Chí Minh với sự khổ công rèn luyện có tri thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, với bộ óc phân tích tinh tường sáng suốt, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với tấm lòng yêu thương con người vô hạn, yêu nước nồng nàn, nhiệt thành cách mạng, Người đã hóa giải được tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại với trí tuệ thời đại, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm cho dân tộc Việt Nam đang ngày càng sánh vai cùng các cường quốc thế giới.

Ở Việt Nam, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đạo đức, tác phong cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng Cộng sản Việt Nam đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”48. Kể từ đây (1991), tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin là hai yếu tố cấu thành của hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam. Nói cách khác là tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt ngang hàng với chủ nghĩa Mác-Lênin trong hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng cho việc định nghĩa khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh49. Từ đó, trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được về Người, từ những kết quả nghiên cứu được trong những năm qua của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngành lý luận, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh bước đầu được định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”50. Đây là định nghĩa được coi là khá hoàn chỉnh cho đến hiện nay.

Bằng những phẩm chất cách mạng đặc biệt của mình, trên cơ sở cội nguồn cốt lõi là chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã phát huy cao nhất chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam, chắt lọc phát huy các yếu tố tích cực, tiến bộ, cách mạng trong tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây, đặc biệt là Người đã hóa giải tài tình triết lý Phật giáo tạo nên phong cách cách mạng Hồ Chí Minh.

48 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, trang 127. trang 127.

49 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, trang 83-84. trang 83-84.

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cuối thế kỷ VI TCN. Ngày nay Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới (Công giáo, Phật giáo và Hồi giáo). Phật giáo truyền đến Việt Nam từ thế kỷ I đầu công nguyên. Dưới thời Lý - Trần, Phật giáo Việt Nam đã trở thành như quốc giáo, đã xuất hiện nhiều vị sư giỏi có công lớn trong giữ nước và trị nước. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Phật giáo thăng trầm khác nhau nhưng nói chung có đóng góp không nhỏ trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Phật giáo là thành tố quan trọng tạo nên nền văn hóa Việt Nam. Thế giới quan Phật giáo suy cho cùng là duy tâm chủ quan. Nhân sinh quan Phật giáo xây dựng trên thế giới quan ấy lại luôn chứa đựng những nét nhân bản, nhân đạo, nhân văn cao cả. Phật giáo Việt Nam trong khoảng 2000 năm phát triển, đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, là thành tố quan trọng chung tạo nền văn hóa Việt Nam. Ngày nay trong nội bộ Phật giáo tuy vẫn còn những đối trọng, nhưng cơ bản lối sống của Phật tử Việt Nam vẫn là từ bi - hỷ xả - vị tha – hướng thiện có tinh thần trách nhiệm với Quốc gia theo đường hướng của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa”.

Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo đối với Hồ Chí Minh là rất tự nhiên. Trong gia đình Người, bà ngoại và bố của Người là những người mến mộ đạo Phật. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người rất thông hiểu giáo lý Phật giáo, có tình cảm đặc biệt với Phật giáo và đã từng là cố vấn cho Hòa thượng Khánh Hòa trong chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX. Hai quê hương – Nam Đàn và Huế – của Người là hai chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vào giai đoạn trưởng thành, Người dã có mười năm sống, lao động, học tập và rèn luyện ở Huế – thủ đô Phật giáo Việt Nam. Hồ Chí Minh viết về Phật giáo không nhiều, nhưng cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người rất gắn bó với đạo Phật và để lại rất nhiều ấn tượng đẹp trong lòng Phật tín đồ cả nước và thế giới. Những năm tháng hoạt động ở Thái Lan, Người đã từng cậy nhờ chùa mà làm cách mạng. Năm 1927 Người cùng đứng ra chủ trì xây dựng, vận động Việt kiều góp sức, góp của xây dựng nhà Phật lớn nhất tại chùa Phothixâmphon ở Uđon - Đông bắc Thái Lan51. Khi đã là lãnh tụ cao nhất của Việt Nam sang thăm Ấn Độ, Người đã đến nói chuyện với các nhà sư Ấn Độ và được các nhà sư Ấn Độ gọi Người là vị Phật sống cứu khổ, cứu nạn chúng sinh52. Người không chỉ quan tâm theo dõi phong trào Phật giáo qua báo chí, qua báo cáo mà còn trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi, động viên các cá nhân, tập thể trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Người đi thăm các chùa. Người viết tin nêu gương, tặng huy hiệu của Người cho những tấm gương tử vì đạo, vì Tổ quốc. Người chủ trương coi Phật giáo yêu nước là thành tố quan trọng của Mặt trận Liên-Việt, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Gặp Người ở chùa Bà Đá, chùa Hương, ở các lần Người tiếp xúc với các Đoàn đại biểu Phật giáo toàn quốc, hay ở kỳ Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất,.. dù ở thời điểm và hoàn cảnh có khác nhau nhưng với các tăng, ni và đồng bào theo đạo Phật giường như không có khoảng cách với Người. Người là một mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hóa53. Sự bình dị mà thâm trầm sâu lắng, sự bình đẳng và bác ái của

51 Xem “Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam - PGS. PTS Phùng Hữu Phú (Chủ biên) - Nxb CTQG Hà Nội 1997 - Trang 15, 19 1997 - Trang 15, 19

52 Xem “Nguyệt san Giác Ngộ” - Số 2 tháng 5 năm 1996 – Trang 60

53 Đó là một trong sáu tiêu chí mà tổ chức văn hóa Liên hợp quốc UNESC đã phong tặng “Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” vào năm 1990. danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam” vào năm 1990.

Người đã xóa nhòa mọi khoảng cách giữa Người với những người tu hành. Ở Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có cái “Tâm từ bi” luôn trắc ẩn trước cảnh nghèo túng và bị áp bức của nhân dân; Có cái “Hạnh vô ngã” luôn quên mình vì mọi người, vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân; Có cái “Đức hiếu sinh” không chỉ ngăn chặn việc ác mà chủ yếu là “làm cho phần thiện trong mỗi con người nảy nở”54; Với kẻ thù ngoan cố thì kiên gan như sắt thép, với đồng bào và ngay cả với kẻ thù đã ăn năn thì độ lượng, khoan hồng bằng trái tim nhân hậu mênh mông “ôm cả non sông mọi kiếp người”55. Hồ Chí Minh đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người nắm vững triết lý Phật giáo và đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thồng yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng cùng Đảng và Chính phủ đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.

Điều mà Hồ Chí Minh quan tâm lớn nhất ở Phật giáo là vấn đề đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh. Người luôn kêu gọi: “Chúng ta, bên lương cũng như bên giáo, Phật cũng như Cao Đài, đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết kháng chiến để giải phóng giống nòi, giữ gìn Tổ quốc”56. Trong thư gửi Hội Phật tử năm 1947, Người viết: “Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ gìn thống nhất và độc lập Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo lòng đại từ đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi ải nô lệ”57.

Trong thư gửi đồng bào theo đạo Phật nhân lễ Phật thành đạo năm 1957, Người khẳng định tôn chỉ của đạo Phật là nhằm xây dựng một cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm. Người cũng chỉ rõ những khó khăn của đất nước sau giải phóng với những sai lầm trong cải cách ruộng đất là một thực tế. Người khen ngợi về những đóng góp của những đồng bào theo đạo Phật cho cuộc kháng chiến, đồng thời Người kêu gọi tăng, ni, Phật tín đồ đoàn kết góp phần xây dựng hòa bình, chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của bọn Mỹ - Diệm và bọn tay sai ra sức lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp đấu tranh cho thống nhất nước nhà. Người viết: “Tôi có lời khen ngợi các vị tăng, ni và tín đồ đã sẵn lòng nồng nàn yêu nước, hăng hái làm tròn nghĩa vụ của người công dân và xứng đáng là Phật tử... Trong cải cách ruộng đất, tuy có nơi đã vi phạm sai lầm trong việc thực hiện chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng Đảng và Chính phủ đã có chính sách kiên quyết sữa chữa. Hiện nay... đời sống nhân dân dần dần càng được cải thiện, cũng giống như tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui no ấm... Tôi mong các vị tăng, ni và đồng bào tín đồ đã đoàn kết thì càng đoàn kết hơn để góp phần xây dựng hòa bình chóng thắng lợi. Hãy ra sức giúp đỡ cán bộ, hăng hái thực hiện mọi công tác của Chính phủ, chấp

54 Hồ Chí Minh toàn tập - Nxb CTQG - Hà Nội 2000 - Tập 12 - Trang 55855 Bác ơi tim Bác mênh mông thế,/ Ôm cả non sông mọi kiếp người.- Thơ Tố Hữu 55 Bác ơi tim Bác mênh mông thế,/ Ôm cả non sông mọi kiếp người.- Thơ Tố Hữu 56 Hồ Chí Minh toàn tập - Nxb CTQG - Hà Nội 2000 - Tập 5, trang 214

hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm và bọn tay sai lợi dụng tôn giáo hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, hãy ra sức đấu tranh giành thống nhất đất nước”58.

Trong thư gửi Hội nghị Đại biểu Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam năm 1964, Người khẳng định Phật giáo đã có công trong kháng chiến chống Pháp, ngày nay đang cùng cả nước xây dựng miền Bắc giàu mạnh, đấu tranh yêu nước chống Mỹ xâm lăng tiến tới thống nhất nước nhà. Người kêu gọi Phật giáo cả nước đoàn kết cùng toàn dân tộc, theo tinh thần của Phật mà góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam: “Chúng ta tỏ lòng đoàn kết với đồng bào Phật giáo ở miền Nam đang hăng hái tham gia cuộc đấu tranh yêu nước và chống đế quốc Mỹ xâm lăng. Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều cố gắng thực hiện lời Phật dạy là “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”59 (Đem lợi ích và vui sướng cho mọi người, quên mình vì người khác). Chúc toàn thể tăng, ni và đồng bào Phật giáo góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”60.

Quan điểm cách mạng của Người là: “Nước Phật (Ấn Độ) ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hai Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có 1 đảng phải là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật. Tín đồ Gia-tô tin ở đức Chúa trời; cũng như chúng ta tin đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy./ Nói hy sinh phấn đấu thì dễ, nhưng làm thì khó. Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”61.

Cách sử dụng ngôn từ và đánh giá như trên về Phật giáo Việt Nam chứng tỏ Hồ Chí Minh là người rất am hiểu về đạo Phật, luôn đánh giá đúng vai trò, khả năng cách mạng, tầm quan trọng của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử cũng như trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Người luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời luôn nhắc nhở nhân dân cảnh giác với những kẻ thù lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Người luôn kêu gọi đồng bào theo đạo Phật hãy noi gương “Đức Phật là tấm gương đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn”62, hãy tuân thủ và làm theo lời Phật dạy “lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”63 đoàn kết cùng dân tộc hoàn thành mọi nhiệm vụ của cách mạng. Theo Người, để đất nước thoát khỏi mọi thảm họa thì “người giàu người nghèo, quý tộc và nông dân, Hồi giáo và Phật giáo, đều hợp sức đoàn kết”64. Người khẳng định: “Dân tộc có độc lập thì tôn giáo mới tự do”65. “Nước có độc lập,

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w