2.1.3.1. Ràng buộc thuế quan trong WTO
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập ngày 01/01/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Hoạt động của WTO nhằm mục đích giảm thiểu tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản, thực hiện tự do hóa thương mại tồn cầu. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. Tính đến thời điểm 16/12/2011, WTO có 155 thành viên (Bách khoa tồn thư mở
Wikipedia, 2012 B).
Lời nói đầu và Điều XXVIII của GATT 1994 quy định các nước phải giảm bớt hoặc nếu có thể thì loại bỏ thuế suất áp dụng trên cơ sở có đi, có lại thơng qua đàm phán. Các thuế suất áp dụng đã được giảm bớt đó phải được “ràng buộc”, nghĩa là cam kết không tăng trở lại. Cụ thể, hiện nay tất cả các nước thành viên WTO đã cam kết ràng buộc các loại thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 98% số lượng mặt hàng công nghiệp nhập khẩu vào các nước phát triển và đang chuyển đổi có mức thuế suất áp dụng ràng buộc. Tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 73%.
Điều II GATT 1994 quy định các nước không được phép áp dụng thuế suất cao hơn thuế suất ràng buộc đối với tất cả các thành viên.
Điều XXVIII GATT 1994 quy định, trước khi sửa đổi hoặc rút lại cam kết ràng buộc của mình, các nước phải thương lượng với các thành viên của WTO có liên quan để đưa ra các nhượng bộ nhằm bù đắp những thiệt hại do việc tăng thuế suất gây ra, ví dụ như bồi thường hoặc giảm thuế suất đối với các mặt hàng khác.
Thông thường các nước phát triển đã áp dụng cho mình mức thuế tương đối thấp và số mặt hàng chịu thuế cao chiếm tỷ lệ thấp. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, do yêu cầu bảo hộ thị trường trong nước mà thuế quan của đa số các mặt hàng còn cao. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, tất cả các nước đều phải cam kết cắt giảm tiến tới xóa bỏ hồn tồn các biện pháp gây ảnh hưởng tới cạnh tranh bình đẳng, cụ thể như sau:
Trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển đồng ý giảm 40% mức thuế. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi giảm 30% mức thuế của mình. Ðể đạt được mức thuế cuối cùng được thỏa thuận vào ngày 01/01/2000, những cắt giảm thuế nêu trên sẽ được tiến hành trong 5 giai đoạn.
Cũng trong Vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển và một số nước đang phát triển đồng ý sẽ xoá bỏ tất cả hàng rào thuế quan trong một số lĩnh vực thường được gọi là các lĩnh vực có mức thuế 0%. Những lĩnh vực này bao gồm: dược, thiết bị nông nghiệp, thiết bị xây dựng, thiết bị y tế, đồ nội thất, giấy, thép và đồ chơi. Do đó, cộng với những cam kết khác, tỷ lệ sản phẩm công nghiệp thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trên cơ sở miễn thuế sẽ tăng gấp đôi từ 22% đến 44%. Mức thuế bình quân gia quyền áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp sẽ giảm từ 6,3% xuống 3,8 % đối với các nước phát triển; 15,3% xuống 12,3% đối với các nước đang phát triển; 8,6% xuống 6% đối với các nền kinh tế chuyển đổi.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp:
Hiệp định về Nông nghiệp được đàm phán tại Vịng Uruguay thiết lập một chương trình cho việc cải tổ dần thương mại trong nơng nghiệp, chương trình nhằm hình thành “một hệ thống thương mại nông nghiệp định hướng thị trường, bình đẳng và cơng bằng”.
Các nước tham gia đồng ý cắt giảm thuế theo những tỷ lệ phần trăm nhất định. Các nước phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi phải giảm 37%, các nước đang phát triển giảm 24%. Những cắt giảm này sẽ được các nước phát triển thực hiện trong giai đoạn 6 năm và các nước đang phát triển trong 10 năm. Những nước kém phát triển nhất mặc dù đã ràng buộc thuế với mức thuế trần cao hơn, không nhất thiết phải cắt giảm chúng. Hiệp định cũng quy định mức thuế cắt giảm tối thiểu đối với một sản phẩm là 15% đối với các nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó, yêu cầu bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan bằng cách chuyển đổi chúng sang các mức thuế tương đương và đưa chúng vào các hạng mục thuế đã được cố định. Mức thuế suất sau khi đã thuế hóa được ràng buộc với mức thuế trần để ngăn chặn sự gia tăng thuế sau đó.
Một trong những lợi ích của việc rằng buộc thuế là đảm bảo việc tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp có thể vạch kế hoạch phát triển thương mại mà không phải lo nghĩ đến việc tăng thuế và các biện pháp hạn chế số lượng. Theo xu hướng hiện nay, các nước càng gia nhập sâu càng phải cam kết ràng buộc nhiều hơn biểu thuế quan của mình.
2.1.3.2. Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong WTO
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Để được tham gia tổ chức này, Việt Nam đã nỗ lực trong hơn 10 năm đàm phán gia nhập.
Về thuế nhập khẩu, tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO như được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hố của Việt Nam, có thể tóm lược một số nét lớn như sau:
Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình qn giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm.
Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hố chất, một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình qn đối với lĩnh vực nơng nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch
là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực cơng nghiệp, mức cam kết bình qn vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình qn của hàng cơng nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
Mức độ cam kết và cắt giảm thuế của Việt Nam tổng hợp theo nhóm ngành hàng được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Mức thuế cam kết bình quân của Việt Nam trong WTO
Đơn vị: % Bình quân chung theo ngành Thuế suất MFN hiện hành Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình Mức giảm so với thuế MFN hiện hành Mức cắt giảm thuế suất tại vịng Urugoay
Nước phát triển Nước đang phát triển Sản phẩm nơng nghiệp 23,5 25,2 21,0 10,6 40 30 Sản phẩm công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 37 24 Chung toàn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0
Nguồn: Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, 2006.
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm. Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dịng thuế thuộc diện cơng nghệ thơng tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt
hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5% (Cổng thơng tin điện tử Bộ tài chính, 2011 B).
Nói chung, các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên đều hướng đến dỡ bỏ các rào cản, nhanh chóng xây dựng tự do thương mại, tiến tới hợp tác cùng phát triển. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, Việt Nam cần đổi mới cơ chế, chính sách một cách kịp thời, phù hợp để vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế, vừa đảm bảo phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế trong nước.