Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

2.3.1. Những mặt tích cực

Những đổi mới trong chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng, cụ thể như sau:

Đối tượng chịu thuế được mở rộng, bao trùm cả hàng nhập khẩu mậu dịch chính

ngạch, tiểu ngạch, hàng phi mậu dịch... Điều này giúp cho Luật bao quát hơn, chặt chẽ hơn, tránh các đối tượng nộp thuế lợi dụng sơ hở để trốn thuế, gian lận thuế, gây tổn thất ngân sách Nhà nước. Đồng thời, việc mở rộng đối tượng chịu thuế nhập khẩu góp phần làm phong phú hoạt động quản lý và thu thuế, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và thế giới.  Các mức thuế suất được thu hẹp lại. Từ việc cơ cấu thuế quá phức tạp, các mức

thuế suất quá chi tiết và chênh lệch nhau nhiều dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý và áp mã thuế, đối tượng nộp thuế gian lận trong kê khai để được hưởng

mức thuế suất thấp..., đến nay các mức thuế suất ngày càng tập trung hơn, bãi bỏ dần các mức thuế suất nhỏ, lẻ, không phù hợp với thơng lệ quốc tế. Nhờ đó, việc quản lý và thu thuế nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Điểm nổi bật trong những thay đổi của chính sách thuế nhập khẩu là việc áp dụng cách phân loại hàng hóa theo Hệ thống HS của Tổ chức Hải quan thế giới và phương pháp xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định ACV. Đây là những cải cách hết sức quan trọng, có vai trị to lớn đối với chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Qua đó, cơng tác phân loại hàng hóa, áp mã tính thuế cho đến xác định trị giá tính thuế của lơ hàng được thống nhất, rõ ràng, minh bạch ở từng khâu nhỏ, giảm đáng kể những trường hợp tiêu cực trong quản lý và thu thuế.

Chính sách thuế nhập khẩu thực hiện tốt chức năng kiểm sốt và quản lý hàng nhập khẩu thơng qua nghiệp vụ hải quan. Cụ thể, cơng tác kiểm tra hàng hóa trước khi

thông quan và giám sát kiểm tra sau thông quan đã hạn chế được những gian lận trong vấn đề kê khai, nộp thuế, chống thất thu ngân sách Nhà nước; phát hiện và ngăn chặn hành vi nhập khẩu hàng hóa trong danh mục cấm nhập khẩu, những mặt hàng có ảnh hưởng tới an ninh, môi trường..., đảm bảo ổn định và phát triển đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho người dân.

Chính sách thuế nhập khẩu đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Cụ thể, số mặt hàng phải có giấy phép nhập

khẩu, xác nhận đơn hàng nhập khẩu giảm đáng kể; số mặt hàng các Bộ chuyên ngành công bố tiêu chuẩn kỹ thuật để các doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu được mở rộng... Những cải cách này đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hố để phục vụ sản xuất, góp phần giảm chi phí và rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế... Điều này thể hiện rõ trong việc tăng lên đáng kể của kim ngạch xuất nhập khẩu những năm qua.

Hình 2.2. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2001;2011.

Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2011. So với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991-2000 là 17,5%, giai đoạn 2001-2011 tốc độ này đã đạt đến 21,56%. Nếu năm 1995 và 2000 kim ngạch nhập khẩu là 8,15 và 15,64 tỷ USD thì năm 2005 và 2010 con số này đã tăng lên tương ứng là 37,0 và 84,8 tỷ USD. Tính đến hết tháng 12 năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hố xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% và vượt 22% mức kế hoạch của cả năm 2011; trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% và vượt 14,2% kế hoạch của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hố của Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Từ những số liệu thống kê trên, có thể thấy những thay đổi trong chính sách thuế nhập khẩu đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Thuế nhập khẩu vẫn đảm bảo vai trị là một nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Khi cải cách chính sách thuế nhập khẩu, một nguyên tắc cơ bản là

phải cắt giảm mức thuế suất theo đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy tỷ trọng huy động thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước có giảm so với

những năm trước nhưng trên thực tế, nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng sẽ bù đắp đáng kể cho những thâm hụt đó. Vì vậy, thuế nhập khẩu vẫn đảm bảo vai trị là một nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia và hồn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Chính sách thuế nhập khẩu thay đổi nhưng ln phát huy vai trị bảo hộ nền kinh tế trước tác động gia tăng của hàng hóa nước ngồi. Thực tế, các doanh nghiệp Việt

Nam sản xuất còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh so với hàng hóa nước ngồi cịn yếu kém. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm đúng mực của Nhà nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước không phải chịu quá nhiều tác động tiêu cực. Cụ thể, những mặt hàng trong nước sản xuất được, những ngành non trẻ cần chú trọng phát triển thì mức thuế nhập khẩu áp dụng tương đối cao. Ngược lại, những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, máy móc, thiết bị cơng nghệ cao, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thường được hưởng ưu đãi về thuế. Dưới đây là thuế suất một số mặt hàng quan trọng nhập khẩu vào Việt Nam, cho thấy cấp độ bảo hộ của Nhà nước đối với từng mặt hàng có sự khác nhau rõ rệt.

Bảng 2.4. Thuế suất MFN của một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2011

Nguồn: Bộ Tài chính, 2011 A.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w