Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết giữa các nước trong khu vực nhằm mục tiêu giữ gìn ổn định, an ninh khu vực và hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được thành lập. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác cũng như sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994 khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn hoàn thành AFTA vào năm 2003.
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống cịn 0-5% thơng qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:
- Với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.
- Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006. - Với Lào, Myanmar: từ 1998 đến 2008. - Với Campuchia: từ 2000 đến 2010.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:
Danh mục Giảm thuế (IL – Inclusion list): bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt
giảm thuế quan để đến khi hồn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
Danh mục Loại trừ tạm thời (TEL – Temporary Exclusion list): bao gồm những mặt
thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước nhằm thích nghi với mơi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL. Quá trình này được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm tồn bộ TEL, và TEL khơng cịn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hồn thành CEPT.
Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GEL – General Exclusion list): bao gồm những mặt
hàng khơng có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ... GEL khơng phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu. Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được nhập khẩu bình thường, nhưng khơng hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
Danh mục Nhạy cảm (SL – Sensitive list): bao gồm những mặt hàng nông sản
chưa chế biến mà việc cắt giảm thuế quan có thể gây tác động lớn đến sản xuất, đời sống trong nước[4]. Vì thế, các mặt hàng trong SL được dành một khung thời gian cắt giảm thuế dài hơn, bắt đầu từ 01/01/2001 và kết thúc vào 01/01/2010 với mức thuế giảm xuống 0-5%. Ngồi ra, mỗi nước cũng có quy định riêng về các biện pháp tự vệ khi bắt đầu cắt giảm thuế đối với những mặt hàng này.
Danh mục Nhạy cảm cao: tương tự như SL, các mặt hàng thuộc Danh mục Nhạy
cảm cao được dành một khung thời gian cắt giảm dài hơn nữa. Các nước ASEAN vẫn đang đàm phán về những chi tiết của danh mục này.
Bảng 2.1. Số dòng thuế và tỷ trọng cắt giảm theo CEPT (2003)
Nước IL TEL GEL SL Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Số dòng thuế Tỷ trọng (%) Brunei 6.337 97,61 - - 155 2,39 - - Indonesia 7.206 98,92 - - 68 0,93 11 0,15 Malaysia 10.116 97,32 218 2,10 53 0,51 8 0,08 Philippines 5.632 99,54 - - 16 0,28 10 0,18 Singapore 10.716 100,00 - - - - - - Thailand 9.211 100,00 - - - - - - Campuchia 3.115 45,66 3523 51,64 134 1,96 50 0,73 Laos 2.962 83,41 437 12,31 74 2,08 78 2,20
Myanmar 4.779 87,34 628 11,48 48 0,88 17 0,31
Viet Nam 10.143 97,07 41 - 416 2,14 89 0,79
Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Bộ tài chính, 2003.
2.1.1.2. Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong AFTA
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/07/1995 và tham gia AFTA
[4] Nông sản chưa chế biến là:
(i) Nguyên liệu nông nghiệp/sản phẩm chưa chế biến thuộc các chương từ 1 đến 24 của Hệ thống Hài hòa (HS) và các nguyên liệu nông nghiệp/sản phẩm chưa chế biến tại các đề mục HS có liên quan khác;
(ii) Sản phẩm đã qua sơ chế, ít thay đổi hình dạng so với ban đầu.
(Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, 2000, tr.6)
từ 01/01/1996. Thời gian Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT trong vòng 10 năm từ 01/01/1996 và hoàn thành thực hiện vào 01/01/2006.
Đối với các mặt hàng thuộc danh mục IL: bắt đầu giảm thuế từ 01/01/1996 và
kết thúc với thuế suất 0-5% vào 01/01/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 01/01/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 01/01/2003.
Đối với các mặt hàng thuộc danh mục TEL: trong vòng 5 năm, từ 01/01/1999 đến
01/01/2003, các mặt hàng trong danh mục này phải được chuyển sang danh mục IL, mỗi năm chuyển 20% để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2 – 3 năm một lần và mỗi lần giảm khơng ít hơn 5%.
Đối với các mặt hàng thuộc danh mục SL: bắt đầu phải giảm thuế từ 01/01/2004 và
kết thúc vào 01/01/2013 với thuế suất cuối cùng bằng 0-5% (riêng mặt hàng đường đạt thuế suất cuối cùng 0-5% vào năm 2010).