Về thời hạn nộp thuế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

2.2.8. Về thời hạn nộp thuế

Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987 quy định về thời hạn nộp thuế nhập khẩu như sau:

“Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu.

Trong thời hạn 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu, cơ quan thu thuế thơng báo chính thức cho tổ chức nộp thuế số thuế phải nộp.

Trong thời hạn 72 giờ kể từ khi nhận được thơng báo chính thức, tổ chức nộp thuế phải nộp xong thuế”.

Như vậy, theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải hồn thành nghĩa vụ nộp thuế trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế. Mức thời hạn này quá ngắn và có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Để khắc phục những bất cập trên, khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu năm 1991, thời hạn nộp thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh cho tất cả các mặt hàng là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thơng báo chính thức số thuế phải nộp của cơ quan thu thuế. Riêng đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch biên giới thì phải nộp ngay.

Nhằm mục đích khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 1993, thời hạn nộp thuế nhập khẩu cho hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được quy định cho từng ngành nghề sản xuất cụ thể, nhưng chậm nhất không quá 90 ngày. Sự sửa đổi này nhằm ưu tiên phát triển sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu, phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước.

Để việc thơng quan hàng hóa được nhanh chóng và tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991, ban hành ngày 20/5/1998 đã kéo dài thời hạn nộp thuế cho hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là 9 tháng, với điều kiện có đầy đủ các thủ tục cần thiết, bao gồm: hợp đồng xuất khẩu hàng hóa; đối tượng nộp thuế khơng nợ thuế q hạn quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế có thể được gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trong trường hợp có bảo lãnh về số thuế phải nộp của các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thơng báo chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. Quá thời hạn nộp thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa hồn thành nghĩa vụ thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế đó thay cho đối tượng được bảo lãnh.

Đến khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, thời hạn nộp thuế tiếp tục được sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn. Cụ thể, tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định như sau:

“b) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan...

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là hai trăm bảy mươi lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ”.

Theo quy định trên, thời hạn “9 tháng” đã được sửa đổi thành “hai trăm bảy mươi lăm ngày”, đồng thời thời hạn nộp thuế trong trường hợp có bảo lãnh được quy định là thời hạn bảo lãnh và giới hạn trong vòng “ba mươi ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan”. Những sửa đổi này cho thấy, cơ sở pháp lý liên quan đến thuế nhập khẩu của Việt Nam ngày càng chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w