6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)
3.3.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ
3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Với bất kỳ một quốc gia nào, chính sách thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng, dù hồn hảo nhất, sau một thời gian triển khai thực hiện trong thực tế, ln phát sinh những vấn đề khơng cịn phù hợp do điều kiện kinh tế - xã hội thường xuyên biến động. Vì vậy, yêu cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế nhập khẩu cho phù hợp với biến chuyển của mỗi nước, đặc biệt trong xu thế
hội nhập đã trở thành địi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước đi trước cho thấy, một hệ thống pháp về thuế nhập khẩu hiệu quả phải đạt được 4 mục tiêu sau:
Về kinh tế: Có tác dụng thúc đẩy phát triển sản xuất Về tài chính: Tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách Về xã hội: Thực hiện được công bằng hợp lý
Về kỹ thuật: Mang tính khả thi, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm cả cho tổ chức quản lý và đối tượng nộp thuế.
Đứng trước những u cầu bức thiết đó của q trình hội nhập, Việt Nam cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện chính sách thuế nhập khẩu một cách hiệu quả.
Về biện pháp mang tính tổng thể:
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế nhập khẩu cần phải được ban hành kịp thời, đồng bộ và phải được thơng tin rộng rãi, đến đối tượng có liên quan. Nội dung thơng tin phải cụ thể, rõ ràng, bao quát được thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt phải dự đốn trước được những trường hợp có thể xảy ra, đảm bảo tính chủ động ứng phó với những sự cố bất thường. Đặc biệt tránh trường hợp các văn bản hướng dẫn thi hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn về nội dung gây ra những hiểu lầm, hiểu sai chủ trương các quy định làm khó khăn cho cơng tác quản lý thu thuế.
Chính sách ban hành phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi liên tục làm mất tính chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thời hạn hiệu lực kể từ ngày ban hành phải hợp lý để các đối tượng liên quan có đủ thời gian hiểu biết và thích ứng với quy định mới.
Các văn bản được ban hành phải dựa trên một sự thống nhất chung trong quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cả giai đoạn. Chính sách đó thể hiện rõ tinh thần hội nhập và thực hiện theo các quy định, chuẩn mực mà thế giới ban hành, trên cơ sở tôn trọng các cam kết quốc tế.
Về một số biện pháp cụ thể:
Quy định trình tự, thủ tục giám sát chặt chẽ hơn đối với hàng tạm nhập, tái xuất để thực hiện thi cơng cơng trình, dự hội chợ triển lãm… nhằm tránh gây thất thoát về thuế.
Bỏ quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất. Trên thực tế quy định này khơng tạo ra nhiều ích lợi cho phát triển kinh tế, song lại tạo ra mảnh đất màu mỡ cho gian lận thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp nào muốn mua hàng từ nước ngoài để bán sang một nước thứ ba khác thì thực hiện theo thủ tục hàng chuyển khẩu. Việc giám sát của hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu thuận lợi và chặt chẽ hơn đối với hàng kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất.
Sửa đổi tiêu chí xác định người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế (để được hưởng ân hạn thuế) trong quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó, tiêu chí “Khơng nợ thuế q hạn q 90 ngày” nên sửa thành “Không nợ thuế quá hạn”. Quy định này sẽ giúp loại bỏ bớt những trường hợp thành lập doanh nghiệp “ma” sau đó nợ thuế nhập khẩu và bỏ trốn.
3.3.2.2. Tiếp tục xây dựng lộ trình hội nhập phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã góp phần cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Từ một quốc gia đi sau, Việt Nam đã trở thành một quốc gia tích cực, chủ động đề xuất các sáng kiến, thúc đẩy các liên kết trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phát huy tối đa vị thế địa - chiến lược cũng như thế và lực mới của đất nước, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để mở rộng không gian phát triển: một là theo hướng hội nhập sâu hơn vào khu vực Đông Á; hai là theo hướng trở thành một quốc gia biển tại khu vực Đơng Nam Á và Thái Bình Dương, từ đó trở thành tâm điểm trong chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, tính bất định và khó dự báo của các khuynh hướng tồn cầu cũng mang đến cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhiều rủi ro. Những biến động trên thị trường thế giới vừa qua về giá cả lương thực và năng lượng cùng với giá vàng, giá đơla là ví dụ điển hình cho thấy những rủi ro lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Bên ngoài nước, doanh nghiệp phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn. Ở trong nước, nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trước đây bị bãi bỏ... Tiến trình hội nhập sâu, rộng hơn cũng sẽ làm cho
chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách thuế nhập khẩu nói riêng thay đổi ngày càng tồn diện và sâu sắc, thậm chí có thể dẫn đến cả những thay đổi trong ưu tiên lợi ích. Những sức ép làm thay đổi chính sách được truyền dẫn theo nhiều kênh, nhiều tầng khác nhau trong quá trình hội nhập, gây ra tác động đa chiều và khó kiểm sốt.
Đứng trước những thời cơ và thách thức đó, Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế bằng cách xây dựng một lộ trình hội nhập vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia, vừa linh hoạt trong đối sách để kịp thời ứng phó với những bất thường có thể xảy ra. Một lộ trình hội nhập phù hợp sẽ là định hướng cho sự hoàn thiện của chính sách kinh tế nói chung và chính sách thuế nhập khẩu nói riêng, từ đó thúc đẩy nhanh và hiệu quả tiến trình hội nhập của Việt Nam.
3.3.2.3. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào q trình hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu
Khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào q trình hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu cần được thay đổi. Nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải thông qua các hiệp hội để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển... Tại Việt Nam, cách thức để doanh nghiệp tham gia vào q trình hoạch định chính sách cũng cần được tăng cường.
Nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp tham gia rất có hiệu quả vào q trình hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Trung Quốc và Singapore. Ở Việt Nam, tuy đã có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào q trình hoạch định và hồn thiện chính sách nhưng tồn tại dưới các hình thức khác nhau như gặp mặt Thủ tướng với doanh nghiệp, doanh nghiệp với Bộ trưởng, các cuộc hội thảo, đào tạo do các bộ, ngành và hiệp hội chuyên ngành tổ chức. Tuy nhiên, kết quả thu được từ những kênh này chưa hệ thống và chưa hướng đích. Trong q trình hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu, Việt Nam rất cần sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Những doanh nghiệp này cần được mời thường xuyên tới các cuộc họp lấy ý kiến từ các kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách cho
Bộ Công thương, cho Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các Bộ ngành liên quan.
Doanh nghiệp ở các cơng đoạn sản xuất khác nhau có những mong muốn khác nhau từ chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ khơng thể đáp ứng hết tất cả các nhu cầu này. Để giải quyết vấn đề trên, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cần tuyên truyền về mục tiêu, cách thức thực hiện, lý do thực hiện và cả những báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tới các bộ, ngành và doanh nghiệp. Trong q trình này, vai trị của các hiệp hội ngành hàng rất cần được phát huy. Các hiệp hội là người đại diện cho doanh nghiệp và giúp đỡ Chính phủ trong việc hoạch định và thực hiện chính sách thuế nhập khẩu. Một cơng việc cần lưu ý là Chính phủ phải mạnh dạn và chủ động phát huy vai trò của các hiệp hội trong công tác tuyên truyền và lấy ý kiến, đề xuất giải pháp từ toàn bộ các hội viên và thành viên trong ngành chứ không chỉ một số đơn vị thuộc hiệp hội. Chủ tịch hiệp hội phải là những người có kinh nghiệm, có uy tín với Chính phủ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, phải trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp và các cấp quản lý khác nhau.
3.3.2.4. Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa và tun truyền chính sách thuế nhập khẩu
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng khiến cho chính sách thuế nhập khẩu liên tục có sự sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vì thế, cơng tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa và tun truyền chính sách thuế nhập khẩu cần được tăng cường, đảm bảo chính sách được thực hiện một cách thuận lợi, hiệu quả. Một số giải pháp cụ thể đối với công tác này như sau:
Xây dựng và từng bước đưa vào áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thông qua phân tích cơng việc, xây dựng mơ tả chức danh cơng việc chung, bộ tiêu chuẩn năng lực; xây dựng cơ chế quản lý, cập nhật và sử dụng các bảng mô tả công việc, bộ tiêu chuẩn năng lực; thực hiện việc rà sốt, đánh giá tồn bộ đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu chức danh công việc; triển khai việc xây dựng các hệ thống trợ giúp hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực nhập khẩu.
Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ giỏi, có cơ chế thu hút, tuyển dụng nhân tài và xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với công chức làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Phân tích nhu cầu đào tạo của cán bộ, cơng chức và tiến hành chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào tạo chun mơn, nghiệp vụ thuế và nghiệp vụ hải quan; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; xây dựng và áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực thúc đẩy cán bộ, cơng chức tích cực đi học để nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế đánh giá kết quả đào tạo để nâng cao chất lượng dạy và học.
Xây dựng kế hoạch và triển khai một số chương trình đào tạo trọng điểm nhằm phục vụ cho công tác hiện đại hóa ngành. Tăng cường đào tạo phổ cập nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thơng quan cho tồn lực lượng trong ngành.
Xây dựng trường Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa của ngành; kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ngồi nước bằng nhiều hình thức, nguồn lực khác nhau.
Kết hợp tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức với thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định về liêm chính trong ngành Thuế và ngành Hải quan, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước đảm bảo các yếu tố vật chất và tinh thần để thực hiện liêm chính thuế, hải quan.
Đào tạo nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế nhập khẩu. Tổ chức và đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu về phương hướng và nội dung chính sách của Nhà nước.
3.3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm hiện đại hóa ngành Hải quan
Trong bối cảnh Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng làm cho công tác theo dõi, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Hải quan trở nên khó khăn hơn. Thực tế này địi hỏi cơng tác cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan phải được quan tâm sát sao. Để thực hiện yêu cầu này, ngành Hải quan cần được trang bị và hỗ trợ tích cực bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Việc chống gian lận về chủng loại hàng, mã hàng, số lượng hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào máy móc thiết bị, đặc biệt là các thiết bị soi đặc chủng và thiết bị giám định. Những thiết bị này sẽ giúp nâng
cao chất lượng giám sát và cơng tác kiểm hóa của Hải quan. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập khẩu cần được thực hiện chủ yếu thơng qua hệ thống máy tính, giúp đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, giảm bớt thời gian thơng quan hàng hóa và hạn chế các hiện tượng tiêu cực.
Tiếp đó, ngành Hải quan cần sớm hồn thiện quy trình, mơ hình thơng quan điện tử cũng như xử lý các tồn tại bộc lộ trong giai đoạn thí điểm vừa qua; mở rộng cả về số lượng lẫn loại hình để thơng quan điện tử thực sự là bước tập dượt ban đầu cho cả hải quan và doanh nghiệp trong giai đoạn sau... Điều này là một bước đi cần thiết, thể hiện tính chủ động, tích cực của Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của q trình hội nhập.
Tóm lại, hiện đại hóa ngành Hải quan là yêu cầu bức thiết của hội nhập. Để thực hiện yêu cầu này, các cơ quan chức năng cần sớm tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại, hồn thiện hạ tầng thơng tin, mạng nội bộ, thành lập các Chi cục Hải quan điện tử, tạo hệ thống khai báo thống nhất bằng phương pháp hiện đại trên cả nước. Đây cũng là một bước đệm quan trọng để thực hiện tốt chính sách thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
Khi hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan của sự phát triển, hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu khơng chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề chung của rất nhiều quốc gia đang phát triển khác. Giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương, đồng thời tích cực gia nhập vào các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, từ đó mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng đặt ra rất nhiều thách thức mà nếu khơng có một chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Chính vì thế, mở cửa để tận dụng những mặt tích cực của tồn cầu hóa kinh tế, học hỏi kinh nghiệm của những nước đi trước, tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường ... nhưng đồng thời cũng cần bảo hộ hợp lý cho ngành sản xuất nội địa trước những