Về danh mục biểu thuế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

2.2.5. Về danh mục biểu thuế

Khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987, danh mục biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam được xây dựng theo danh mục hàng hóa của Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (SEV) vì giai đoạn này Việt Nam là thành viên của SEV và quan hệ thương mại chủ yếu với các nước trong khối.

Từ năm 1990, quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam đã mở rộng sang nhiều nước khác trên thế giới, việc sử dụng danh mục hàng hóa cũ khơng cịn phù hợp. Do đó, biểu thuế nhập khẩu đã có sự thay đổi cơ bản bằng việc đưa vào áp dụng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu dựa trên cách phân chia theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa (thường được gọi tắt là hệ thống hài hòa hoặc hệ thống HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thay thế cho danh mục hàng hóa của khối SEV. Nhiều văn bản ra đời hướng dẫn thi hành cách phân loại này như: Quyết định số 172/TCTK-QĐ ngày 1/11/1992 cho thấy danh mục hàng xuất nhập khẩu được phân cấp từ chương, nhóm, phân nhóm, chi tiết ở mức 6 chữ số; Văn bản số 5469/KHTH ngày 29/9/1995 đã hoàn thiện việc phân chia chi tiết ở mức 8 chữ số áp dụng từ ngày 1/1/1996... Tuy nhiên, việc phân loại danh mục hàng hóa căn cứ chủ yếu vào mục đích sử dụng. Cùng một loại hàng nhập về nhưng với mục đích sử dụng khác nhau thì được áp các mức thuế khác nhau. Điều này dễ dẫn đến việc khai báo không trung thực của đối tượng nộp thuế nhằm hưởng mức thuế suất thấp hơn.

Ngày 06/3/1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 49/QĐ-CTN về việc Việt Nam tham gia Cơng ước Hài hồ về mơ tả và mã hoá hàng hoá (viết tắt là Cơng ước HS). Cơng ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000, đánh dấu một giai đoạn mới trong việc chuẩn hoá việc phân loại hàng hoá và mã hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp đó, để đảm bảo tính pháp lý trong q trình thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 3 Nghị định này quy định : “Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng

trên cơ sở áp dụng toàn bộ Danh mục HS và được mở rộng ở cấp độ 8 số tuỳ theo yêu cầu điều hành xuất nhập khẩu của đất nước; Danh mục này được sử dụng trong việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thống kê”.

Năm 2002, Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN) do các nước ASEAN soạn thảo. Danh mục AHTN được xây dựng trên cơ sở tuân thủ hoàn toàn theo hệ thống hài hoà và mơ tả mã hố hàng hố của Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là Danh mục HS) ở cấp độ 4 số và 6 số. Phần 8 số của Danh mục AHTN được chi tiết thêm dựa trên kiến nghị của 10 nước thành viên ASEAN. Danh mục lần đầu

xây dựng theo Danh mục HS và AHTN 2002 này gồm 10.689 dịng, trong đó có 5.300 dịng ở cấp độ 6 số tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS và 5.389 dòng được chi tiết thêm theo kiến nghị của các nước thành viên ASEAN và tạo thành Danh mục AHTN.

Hệ thống pháp lý về danh mục hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam vẫn liên tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cụ thể như: Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính Về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam... Bước sang năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và ưu đãi đặc biệt theo phiên bản HS 2012 và AHTN 2012 chi tiết ở cấp 8 chữ số để thực hiện theo các cam kết đã tham gia và lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO. Việc ban hành Biểu thuế cũng như thực hiện Danh mục AHTN là công cụ hữu hiệu không chỉ nhằm thống nhất trong phân loại giữa các loại hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia, các khu vực khác nhau mà còn thống nhất phân loại giữa các nước trong khu vực ASEAN hay cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào các quốc gia có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề để thực hiện hải quan điện tử, quản lý rủi ro và các quy trình thơng quan, khai báo điện tử, từng bước đưa ngành hải quan nói chung và ngành tài chính nói riêng hội nhập với xu thế hiện đại hoá của thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w