6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)
2.2.6. Về thuế suất
Giai đoạn 1991 đến 1993, mức thuế suất được quy định trong biểu thuế còn dàn trải quá rộng. Thuế nhập khẩu, do kèm theo nhiều mục tiêu như kinh tế, văn hóa, xã hội... nên cơ cấu thuế trở nên phức tạp, nhiều mức thuế quá chi tiết (0,5%; 1%; 2%; 3%; 5%; 6%; 7%; 10%...). Việc ban hành quá nhiều mức thuế suất dưới 5% làm cho kết quả thu thuế vào ngân sách Nhà nước bị hạn chế. Ở thời kỳ này, thuế nhập khẩu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nên thuế suất thường cao (như rượu, bia từ 100-150%; ô tô từ 50-200%). Tuy cách quy định này có ưu điểm là giúp cho cơng tác thu thuế được tập trung nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là đánh thuế cao để bảo hộ sản xuất trong nước. Đây cũng là trở ngại đáng kể khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Số liệu thực tế cho thấy, giai đoạn 1992 – 1995 thu ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu liên tục tăng:
Hình 2.1. Biểu đồ tình hình thu thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992 - 1995
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 1992;1995.
Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 1992 – 1995 chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 1992, số thu ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu là 2.914 tỷ VNĐ, chiếm khoảng 15,74%; đến năm 1999, con số này đã tăng lên 10.988 tỷ VNĐ, chiếm khoảng 20,37%. Tuy ổn định được nguồn thu cho ngân sách nhưng thuế nhập khẩu cao gây cản trở rất lớn cho hoạt động ngoại thương và quá trình hội nhập của Việt Nam.
Để khắc phục những mặt bất hợp lý này, trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực từ 1/1/1996 đã được áp dụng cho hàng nhập khẩu. Tiếp theo, Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/1/1999 cũng đã đưa mặt hàng nhập khẩu vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Như vậy, trên danh nghĩa, thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống, nhưng thực chất khi tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng thì mức thuế phải nộp chưa chắc đã giảm, thậm chí có mặt hàng thuế cịn tăng, qua đó đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, bảo hộ hợp lý cho các ngành sản xuất trong nước mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhằm hồn thiện hơn chính sách thuế nhập khẩu theo nguyên tắc và chuẩn mực chung, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 17/11/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/1998/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân thành 3 mức:
Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước được
hưởng ưu đãi theo chế độ đãi ngộ tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới. Đây chính là mức thuế suất nằm trong Chương trình miễn giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) mà Việt Nam cam kết dành cho các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tính đến năm 2010, Việt Nam đã áp dụng mức thuế nhập khẩu 0-5% đối với 99% dòng thuế nhập khẩu từ ASEAN, trong đó 57% số dịng thuế chỉ có thuế nhập khẩu là 0% (Mạnh Bôn, 2010).
Thuế suất thơng thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những
nước, nhóm nước khơng thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Mức thuế suất thông thường áp dụng bằng 150% mức thuế suất ưu đãi.
Đồng thời, để bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1998 đã quy định đánh thêm thuế nhập khẩu bổ sung vào những trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá ở thị trường trong nước, hàng nhập khẩu được hưởng trợ cấp của nước xuất khẩu. Điều này là hoàn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế.
Cho đến nay, thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đang giảm dần, thực hiện đúng lịch trình giảm thuế trong AFTA, APEC, WTO mà Việt Nam đã cam kết. Cụ thể, so với năm 2011, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2012 đã thay đổi thuế suất của hơn 1.000 dịng thuế, trong đó:
Thay đổi thuế suất của 945 mặt hàng để thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO năm 2012;
Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của 157 dòng thuế là các mặt hàng cần thiết điều chỉnh tăng thuế để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập siêu theo Nghị quyết số 11/NQ- CP của Chính phủ;
Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu của 87 dòng thuế là các nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được hoặc để khắc phục bất hợp lý, bảo đảm phù
hợp với mức thuế nhập khẩu thành phẩm;
Điều chỉnh thuế suất do cơ cấu lại số lượng mức thuế suất nhằm đơn giản trong thực hiện. Với việc thực hiện cơ cấu lại mức thuế suất, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2012 chỉ còn 33 mức (giảm 15 mức so với năm 2011).
Việc điều chỉnh thuế suất hàng nhập khẩu của Việt Nam về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập, phù hợp với thơng lệ quốc tế, đồng thời vẫn góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước.