6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)
3.1.2. Hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Tính từ năm 2001-2009, cả nước có 8.476 dự án đầu tư nước ngồi được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 124,4 tỷ USD. Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2011 là 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 6,69 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 9,51 tỷ USD. Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2010 (3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thơ vượt dự tốn năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước
(Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012).
Bảng 3.1. Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác
giai đoạn 2007- 2009
Đơn vị: %
Khu vực
kinh tế Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI
Năm 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009
Đóng góp
Đóng góp
giá trị CN 19,9 18,1 18,3 35,4 37,3 38,5 44,7 44,6 43,2
Đóng góp
GDP 35,9 35,5 35,1 46,1 46,0 46,5 18,0 18,4 18,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007; 2009 A;B;C.
Mặc dù đầu tư nước ngồi có vai trị rất quan trọng nhưng vẫn cịn những hạn chế. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa thực sự tương xứng với số vốn đầu tư. Một số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường, hoặc nhập khẩu những cơng nghệ lạc hậu, khơng có sự chuyển giao cơng nghệ nguồn cho Việt Nam. Hơn nữa, những dự án công nghiệp phụ trợ, khu công nghệ cao cũng thu được những kết quả khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên như: nóng vội trong thu hút FDI, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến vấn đề chiến lược, thu hút đầu tư còn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm đến chất lượng, ảnh hưởng đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế...
Chính từ vai trị thiết yếu của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam và những bất cập cịn tồn tại, chính sách thuế nhập khẩu cần chú trọng đến thu hút FDI một cách hiệu quả, có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực.... Đối với những lĩnh vực cần được khuyến khích như trên, các doanh nghiệp FDI lần đầu tiên sản xuất sản phẩm tiêu thụ ở Việt Nam có thể khơng phải nộp thuế nguyên liệu nhập khẩu; các xí nghiệp có vốn đầu tư lớn thì thời gian miễn giảm thuế được kéo dài hơn.... Ngồi ra, Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần phối hợp chặt chẽ, ban hành quy định về thủ tục miễn thuế đơn giản, có thể mở rộng các mặt hàng được miễn thuế phục vụ cho đầu tư. Chính sách thuế nhập khẩu cũng cần có các biện pháp hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.