Về xác định nguồn gốc xuất xứ

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 46)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

2.2.4. Về xác định nguồn gốc xuất xứ

hóa hoặc nơi thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó (Chính phủ, 2006, Điều 3 Khoản 1).

Việc xác định nguồn gốc xuất xứ là vấn đề cần thiết và quan trọng của hệ thống thương mại đa phương. Biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa giúp phân biệt giữa hàng nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi với hàng nhập khẩu thông thường, áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá trong trường hợp cần thiết, tạo thuận lợi cho cơng tác thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngach, xúc tiến thương mại hay các vấn đề liên quan đến mơi trường.

Trong q trình hội nhập, Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là Hiệp định về Quy tắc xuất xứ của WTO [5]. Những cam kết của Việt Nam liên quan đến quy tắc xuất xứ được thể hiện từ đoạn 239 đến 244 Báo cáo Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, theo đó đại diện Việt Nam xác nhận từ ngày gia nhập WTO, pháp luật và các quy định khác của Việt Nam về quy tắc xuất xứ đối với hàng hố được bn bán theo thoả thuận mậu dịch ưu đãi và theo quy chế Tối huệ quốc sẽ được áp dụng đúng theo quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO. Liên quan đến xuất xứ ưu đãi và không ưu đãi, Việt Nam cam kết khi nhận được yêu cầu của bất kỳ người nào có lý do chính đáng, cơ quan hải quan của Việt Nam sẽ xác định xuất xứ hàng nhập khẩu và định ra các điều kiện mà theo đó việc xác định xuất xứ sẽ được tiến hành, những yêu cầu này cũng sẽ được chấp nhận ngay cả trước khi việc mua bán hàng hoá được bắt đầu và việc xác định xuất xứ đó sẽ có hiệu lực trong vịng thời gian là ba năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết không sử dụng quy tắc xuất xứ như một công cụ để theo đuổi các mục tiêu thương mại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Mặc dù chưa điều chỉnh hết tất cả các lĩnh vực liên quan nhưng hệ thống văn bản pháp luật về quy tắc xuất xứ của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với Công ước Kyoto và Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hố của WTO. Một số văn bản có thể kể đến như:

[5] Theo Hiệp định WTO về Quy tắc xuất xứ, Quy tắc xuất xứ là một tập hợp các nguyên tắc nhằm xác định giá trị kinh tế và quốc tịch của sản phẩm. Hiệp định này đưa ra những quy tắc xuất xứ rõ ràng, dễ dự đoán và việc áp dụng chúng nhằm thuận lợi hoá thương mại quốc tế, đồng thời đảm bảo các quy tắc xuất xứ tự bản thân chúng không tạo ra những cản trở thương mại khơng cần thiết để minh bạch hố luật lệ và các thông lệ liên quan đến quy tắc xuất xứ (Hồ Quang Trung, 2008).  Thông tư số 01/1999/TT-BTM ngày 5/01/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn về

Giấy chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.

 Thông tư liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan hướng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá.

 Điều 33 Luật Thương mại 2005 quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa.

 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá.

 Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.

 Thơng tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 Hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ khơng thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.

Cụ thể, tại Khoản 1 Mục I Thông tư số 01/1999/TT-BTM quy định, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hố nếu có nhu cầu hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hàng hố có xuất xứ từ nước đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Điều này được sửa đổi, bổ sung chi tiết hơn tại Khoản 1 và 2 Mục III Thông tư liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ. Theo đó, các trường hợp phải nộp C/O cho Cơ quan Hải quan gồm hàng hóa có xuất xứ từ những nước được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện có nguy cơ gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường... Các trường hợp không phải nộp C/O gồm hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước khơng nằm trong danh sách ưu đãi về thuế nhập khẩu của Việt Nam, hàng hóa mà người nhập khẩu khơng

có yêu cầu được hưởng ưu đãi, hàng nhập khẩu phi mậu dịch, hàng nhập khẩu tiểu ngạch, hàng nhập khẩu đã qua sử dụng, hàng quá cảnh...

Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ và quy tắc xuất xứ hàng hoá tiếp tục được đề cập tại Điều 33 Luật Thương mại 2005. Ngay sau đó, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá. Nghị định này chủ yếu quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO được phản ánh trong Nghị định. Các quy tắc quy định trong Nghị định hoàn tồn nhất qn, cơng bằng và hợp lý.

Theo tinh thần của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, Nghị định số 19/2006/NĐ- CP đã quy định hai quy tắc cơ bản để xác định xuất xứ hàng nhập khẩu. Quy tắc thứ nhất là “xuất xứ thuần tuý”, theo đó, hàng hố phải thu được tồn bộ hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước; quy tắc thứ hai là xác định xuất xứ hàng hoá dựa trên nơi diễn ra sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng với việc có từ hai nước trở lên tham gia sản xuất hàng hoá. Sự chuyển đổi cơ bản này gồm ba tiêu chí: Chuyển đổi mã số hàng hoá; Tỉ lệ phần trăm của giá trị (hàm lượng giá trị của quốc gia đạt 30%); và Công đoạn gia công chế biến cụ thể. Trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định này (Thông tư số 07/2006/TT-BTM và Thơng tư số 10/2006/TT-BTM), tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hố ở cấp bốn số (chuyển đổi nhóm) được lấy làm tiêu chí chung. Hai tiêu chí cịn lại được lấy làm các tiêu chí bổ sung và quy định trong phụ lục Quy tắc các mặt hàng cụ thể.

Có thể nói, q trình hồn thiện hệ thống quy tắc về xác định nguồn gốc xuất xứ nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo quan hệ tốt với các nước đối tác, góp phần thúc đẩy nhanh q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w