Về đối tượng chịu thuế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 39)

Để tăng cường quản lý các hoạt động xuất, nhập khẩu, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu xuất, nhập khẩu hợp lý, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, ngày 29/12/1987 Quốc hội đã ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch. Điều 1 của Luật này quy định về đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu như sau: “Tất cả hàng hoá

mua bán, trao đổi với nước ngoài, khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu”.

Như vậy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987 chỉ quy định về xuất, nhập khẩu hàng mậu dịch. Điều này thu hẹp phạm vi điều chỉnh của pháp luật đồng thời gây ra sự khác biệt trong công tác thu thuế giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch.

Từ năm 1990, Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập, chủ động tích cực tham gia giao lưu hàng hóa quốc tế. Để thay đổi phù hợp hơn với tình hình mới, ngày 26/12/1991, Quốc hội thơng qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu

lực từ 1/3/1992. Luật này không những điều chỉnh hàng mậu dịch mà đối tượng tính thuế được mở rộng ra cả các hình thức nhập khẩu mậu dịch chính ngạch, tiểu ngạch, phi mậu dịch... Điều 1 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 quy định:

“Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.

Điều 2 của Luật này cũng quy định rõ các trường hợp không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu, bao gồm: hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam; hàng chuyển khẩu; hàng viện trợ nhân đạo.

Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiếp tục được quy định cụ thể hơn tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005. Ngồi ra, Luật này cịn mở rộng khái niệm khu chế xuất sang khu phi thuế quan (khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan...), theo đó đối tượng chịu thuế bao gồm:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước”.

Như vậy, sự mở rộng và cụ thể hóa đối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã làm phong phú hơn hoạt động thu thuế cũng như tăng sự thống nhất trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w