Tham khảo chính sách thuế nhập khẩu của Singapore

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên như một điểm sáng về phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài ngun nhưng với việc thực hiện thành cơng mơ hình chính sách tự do hóa thương mại nói chung và tự do hóa thương mại thơng qua cắt giảm thuế quan nói riêng, Singapore đã xây dựng được một nền thương mại năng động, hiện đại và vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực và thế giới.

Singapore rất tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa biên và khu vực như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh

tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).... Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và Chính phủ nước ngồi nhằm mục đích trao đổi thơng tin, tự do hóa thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư. Để đạt được những thành cơng đó, một trong những cơng cụ hữu hiệu nhất mà Singapore đã và đang sử dụng là chính sách thuế nhập khẩu.

Về đối tượng chịu thuế:

Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế, trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của cơ quan thuế và hải quan Singapore. Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (sân bay Changi và các cảng biển Pasir Panjang Keppel, Jurong và Sembawang) thì khơng bị coi là hàng nhập khẩu; sẽ không áp dụng thuế đầu vào GST [3] cho đến khi hàng hoá rời các khu mậu dịch tự do (FTZ) để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST).

[3] GST (Goods and Services Tax): Thuế dịch vụ và hàng hoá Singapore, đây là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ nhà kinh doanh đăng ký GST tại Singapore với mức 3% (Info TV, 2007).

Bên ngồi FTZ, khi hàng hố được nhập khẩu, GST phải được trả cho Phòng thuế và hải quan Singapore tại nơi nhập khẩu, bất kể nhà nhập khẩu là thương gia hay là người tiêu dùng cuối cùng. Tại điểm nhập khẩu GST được áp dụng theo giá CIF.

Về xác định trị giá tính thuế:

Tại Singapore, đánh giá của hải quan dựa vào Xác định Brussels về Giá trị (BDV). Nguyên tắc cơ bản của BDV là giá trị có thể đánh thuế là giá thơng thường hoặc giá nhập khẩu hàng hố tại cảng hay nơi nhập khẩu với giả định rằng việc mua bán được tiến hành tại thị trường mở giữa người mua và bán độc lập.

Các nhà xuất khẩu được yêu cầu phải bảo đảm giá trị kê khai với hải quan là chính xác. Nếu hàng thấp hơn giá trị, phịng thuế và hải quan sẽ tăng giá trị đã kê khai lên. Singapore áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người nhập khẩu cố ý trốn thuế.

Nhìn chung Singapore là hải cảng tự do và là một nền kinh tế mở. Hơn 96% hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế (thuế suất bằng 0%). Tuy nhiên, các mặt hàng gồm xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá bị đánh thuế nặng.

Trong các cuộc đàm phán mậu dịch đa phương theo Vòng đàm phán Uruguay, Singapore đã nhất trí áp dụng 70% theo mức thuế hiện hành của Singapore. Các hiệp định theo vòng đàm phán Uruguay bắt đầu có hiệu lực vào 1/1/1995. Do là thành viên của APEC, Singapore cam kết xoá bỏ tất cả thuế vào năm 2010 (phù hợp với khung thời gian cho các nước phát triển). Singapore cũng đã ký hiệp định công nghệ thơng tin với WTO (ITA).

Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của các tổ chức quốc tế mà nước này tham gia. Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á. Nhờ việc thực hiện thành cơng chính sách tự do hóa thương mại thơng qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thương mại quốc tế của Singapore ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w