Về đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 40)

Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987 quy định tất cả những tổ chức kinh tế được phép nhập khẩu hàng hố, khi có hàng hố nhập khẩu qua biên giới Việt Nam đều phải nộp thuế nhập khẩu. Quy định trên được cụ thể hóa tại Điều 2 Nghị định số 8-HĐBT ngày 30/1/1988. Theo đó, chỉ những tổ chức, cá nhân nào được pháp luật Việt Nam cho phép nhập khẩu hàng hóa khi có hàng hóa nhập khẩu qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng nộp thuế. Điều này đã hạn chế quyền nhập khẩu của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài khi tiến

hành đầu tư tại Việt Nam, gây cản trở không nhỏ đối với hoạt động ngoại thương. Đến khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 và 2005, đối tượng nộp thuế đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những tổ chức, cá nhân có hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo quy định mới này, đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể là tổ chức, cá nhân trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và cũng có thể là tổ chức, cá nhân nước ngồi. Vấn đề về đối tượng nộp thuế tiếp tục được bổ sung, giải thích cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010. Có thể nói, việc mở rộng đối tượng nộp thuế nhập khẩu khiến cho công tác quản lý và thu thuế diễn ra tiện lợi, dễ dàng hơn, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP thì “Quyền

nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hố từ nước ngồi vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hố đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”. Vì vậy, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài tuy được

quyền mở tờ khai nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu nhưng chưa được quyền kinh doanh hàng nhập khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân là người nước ngoài muốn tham gia kinh doanh hàng nhập khẩu tại Việt Nam cần phải được cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w