Việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với thực tiễn và các cam kết quốc tế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 69)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

3.2.2. Việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhập khẩu phải phù hợp với thực tiễn và các cam kết quốc tế

các cam kết quốc tế

Khi xây dựng hay cải cách bất cứ chính sách nào, Nhà nước đều phải xem xét điều kiện thực tiễn của quốc gia mình trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế đã tham gia. Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng, đảm bảo khả năng thích ứng, tính ổn định, thống nhất trong suốt quá trình, tránh việc thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho cơng tác quản lý và thực hiện.

Đến nay Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, cơng nghệ về cơ bản cịn lạc hậu so với thế giới. Vì vậy, mọi cải cách cần xem xét hoàn cảnh thực tế và khả năng nội tại của đất nước. Ví dụ, khi ký kết bất cứ cam kết quốc tế nào phải tính đến mức độ ảnh hưởng của cam kết đó đến tổng thể nền kinh tế - văn hóa - xã hội, tránh chạy theo lợi ích trước mắt mà quên mất ảnh hưởng lâu dài; hoặc xem xét những điều kiện kèm theo cam kết đó từ phía Việt Nam và đối tác, thỏa thuận, nhượng bộ nhưng phải đảm bảo cả hai bên cùng có lợi. Một yếu tố quan trọng nữa là hội nhập sâu rộng nhưng cần có sự kiểm sốt, có biện pháp bảo hộ thích hợp cho những ngành

sản xuất trọng điểm và hạn chế những tác động tiêu cực do quá trình hội nhập gây ra.

Bất cứ tổ chức quốc tế nào đều có những nguyên tắc hoạt động riêng. Một quốc gia khi là thành viên của các tổ chức quốc tế đó hoặc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương thì đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết đã tham gia. Vì thế, khi đổi mới chính sách thuế nhập khẩu, Việt Nam khơng chỉ dựa trên tình hình thực tế của quốc gia mình mà cịn phải tơn trọng các cam kết quốc tế. Việc thay đổi hệ thống chính sách, pháp luật về thuế nhập khẩu để phù hợp với cam kết là điều kiện bắt buộc. Cụ thể như cam kết về giảm thuế nhập khẩu để thực hiện khu vực mậu dịch tự do AFTA, ACFTA, AKFTA, APEC... Theo các cam kết này, hàng rào thuế quan được coi là công cụ bảo hộ cuối cùng và duy nhất được phép áp dụng. Các hàng rào phi thuế cũng phải từng bước xóa bỏ hoặc thuế hóa, thực hiện đúng theo quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài giảm thuế, việc phân loại hàng hóa và phương pháp xác định trị giá tính thuế cũng cần được hoàn thiện theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Áp

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w