Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng xuất khẩu, đảm bảo phát triển có hiệu quả nền kinh tế

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)

3.1.3. Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng xuất khẩu, đảm bảo phát triển có hiệu quả nền kinh tế

khẩu, đảm bảo phát triển có hiệu quả nền kinh tế

Xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp do dựa chủ yếu vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Vì thế, chính sách thuế nhập khẩu cần khuyến khích nhập những mặt hàng phục vụ các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng để đổi mới kỹ thuật - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; các loại nguyên, nhiên vật liệu mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng khơng đủ hoặc khơng có hiệu quả bằng nhập khẩu…

Những năm qua, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam chưa thực sự đem lại hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng có một phần khơng nhỏ có thể sản xuất được trong nước. Đáng chú ý hơn, một phần đáng kể máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một số nước khơng thuộc cơng nghệ nguồn, thậm chí là máy móc, thiết bị, cơng nghệ cũ, hoặc đang trong quá trình thải loại của các nước xuất khẩu. Vì vậy, một mặt chính sách thuế nhập khẩu cần định hướng tăng cao hơn nữa tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhưng mặt khác cần lựa chọn trình độ kỹ thuật - cơng nghệ tiên tiến để tránh thiệt hại "kép": vừa tốn ngoại tệ, vừa biến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ của thế giới như đã từng xảy ra đối với mía đường, xi măng lị đứng và tàu biển cũ.

Đối với nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, có một số loại nhập khẩu tăng chủ yếu do cơng nghiệp phụ trợ và việc nội địa hóa chậm phát triển, hoặc hiệu quả sức cạnh tranh thấp. Điều này tác động đến cơ cấu xuất khẩu làm cho xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu và nhập siêu gia tăng mạnh. Những mặt hàng xuất khẩu có tính gia cơng, có giá trị gia tăng khơng đáng kể lại tăng cao (như dệt may, giày dép, điện tử máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa…), trong khi đó những sản phẩm giá trị gia tăng cao lại có quy mơ nhỏ hơn và tăng thấp hơn (như thủy sản, chè, rau quả...).

Tóm lại, hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu phải theo hướng khuyến khích phát triển các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu, đồng thời cần có sự chọn lọc đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w