6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tạ
Bên cạnh những mặt tích cực đã phân tích ở trên, chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu như sau:
Mặc dù chính sách thuế nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thơng qua việc phân biệt mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường, tuy nhiên hiệu quả bảo hộ qua thuế chưa cao,
chưa có sự chọn lọc và chưa xác định cụ thể về thời hạn cũng như lộ trình bảo hộ
Mặt hàng Thuế suất (%)
Thịt trâu, bò tươi hoặc ướp lạnh 31
Thịt gà chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh 40
Giày dép 32
Rơle kỹ thuật số 3
Thiết bị dẫn đường vô tuyến, loại dùng trên máy bay dân dụng
hoặc chuyên dụng cho tàu thuyền đi biển 0 Bản mạch (module) dùng cho hệ thống điều khiển phân tán
để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế sẵn có của mình.
Theo ý kiến của nhiều nhà phân tích kinh tế, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay đang được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản xuất nội địa, mức độ bảo hộ không phân biệt theo lợi thế cạnh tranh. Qua kết quả phân tích tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành hàng cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng trước mắt chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Các mặt hàng mới được sản xuất trong nước đều được bảo hộ bằng mức thuế nhập khẩu cao. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa chú trọng bảo vệ những ngành có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế. Hàng rào bảo hộ hiện nay chỉ chú trọng trong các ngành công nghiệp. Điều này gây bất lợi khi Việt Nam tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, khi hàng rào thuế quan dần dần bị xố bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập, trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại khơng có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.
Biểu thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam thường xuyên thay đổi, đồng thời danh mục hàng hóa chưa thực sự phù hợp với loại hàng nhập khẩu. Việc phân loại hàng
hóa đơi khi q chi tiết, có những mặt hàng giá trị thấp ít đươc tham gia bn bán quốc tế nhưng vẫn có tên trong danh mục làm cho biểu thuế trở nên cồng kềnh, phức tạp. Ngược lại, có những sản phẩm mới ra bắt đầu được tham gia giao dịch mua bán thì lại chưa có tên trong danh mục. Do đó đã gây ra những lúng túng trong việc khai báo, áp mã tính thuế.
Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, do biến động của thị trường thế giới và trong nước, biểu thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trong đó riêng mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu thuộc nhóm 2170 đã có 14 lần sửa đổi mức thuế suất, trong đó năm 2005 có 5 lần điều chỉnh với mức thuế dao động từ 0-15%; năm 2006 và năm 2007 có 9 lần điều chỉnh với mức thuế dao động trong khoảng 0-20%. Tính trong khoảng hơn nửa đầu năm 2007, mặt hàng sữa bột nhập khẩu cũng thay đổi 4 lần thuế suất thuế nhập khẩu. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất, góp phần đảm bảo nguồn
thu ngân sách, tạo điều kiện bình ổn thị trường khi giá cả của một số mặt hàng trên thế giới tăng đột biến làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nhưng lại gây khơng ít khó khăn trong q trình thực hiện. Các doanh nghiệp sẽ bị động trong tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh khi có sự thay đổi về thuế. Rõ ràng điều này sẽ gây bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm... để đứng vững trên thị trường quốc tế. Đồng thời, theo nhận định của các đối tác nước ngoài, việc thường xuyên thay đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu sẽ làm cho chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam không minh bạch theo quy định của WTO.
Một bất cập nữa trong biểu thuế là thuế suất thuế nhập khẩu vẫn còn khá phức tạp. Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng thấp đối với nguyên
liệu đầu vào (thường là 0%) và cao đối với các sản phẩm đầu ra. Đồng thời, trong từng phân ngành cụ thể, thuế suất cao nhất thường áp dụng cho hàng tiêu dùng. Hàng tư liệu sản xuất và hàng nguyên liệu nói chung thường có thuế suất thấp hơn. Trên thực tế, tác động của các mức thuế suất đối với người tiêu dùng có thể khơng như mong muốn, những người có thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng các hàng hố xa xỉ với mức giá cao. Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước cho thấy, chiến lược tăng trưởng hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu thông qua việc đưa ra rào cản cao về thuế suất, thường dẫn đến mức độ bảo hộ cao và việc các nhà sản xuất trục lợi từ chính sách bảo hộ của Nhà nước thay vì hướng đến việc đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, việc quy định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo xuất xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp, gây khó khăn cho q trình áp dụng, đơi khi khơng đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch. Khi mà trong mỗi một loại thuế dựa trên tiêu chí quốc gia xuất xứ (áp dụng thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông thường) lại có các mức thuế dựa trên việc phân loại hàng hố thì sẽ dẫn đến q nhiều mức thuế cho cùng một mặt hàng và dễ tạo ra sự tranh chấp, ảnh hưởng đến q trình phát triển thương mại hàng hố trong bối cảnh hội nhập.
Các biện pháp bảo hộ tạm thời chưa thực sự phát huy tác dụng. Ngay từ khi chính sách mở cửa hội nhập và hoạt động buôn bán quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu
rộng, để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, ngày 8/12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi vào Việt Nam. Điều 2 của Nghị định nói rõ các biện pháp tự vệ áp dụng, bao gồm: tăng mức thuế nhập khẩu so với mức thuế nhập khẩu hiện hành; áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; áp dụng hạn ngạch thuế quan; áp dụng thuế tuyệt đối; cấp giấy phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu; phụ thu với hàng nhập khẩu và một số biện pháp khác. Tiếp đó, tại Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã có những quy định về biện pháp bảo vệ tạm thời, quy định hàng hóa nhập khẩu trong những trường hợp bán phá giá, hàng trợ cấp, hàng có xuất xứ từ nước có phân biệt đối xử với hàng Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung. Những biện pháp này mang tính đối phó linh hoạt trước tác động tiêu cực trong buôn bán quốc tế ảnh hưởng tới thương mại chính thống, phù hợp với thơng lệ quốc tế và được WTO cho phép áp dụng.
Tuy nhiên cho đến hiện nay, các biện pháp trên chưa thực sự phát huy tác dụng. Đây là một thiệt thòi lớn cho ngành sản xuất trong nước vì trên thực tế, rất nhiều hàng nhập khẩu có giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa do có hiện tượng bán phá giá hoặc được trợ cấp từ nước xuất khẩu.
Chính sách miễn giảm thuế của Việt Nam cịn tràn lan. Để thực hiện chính sách
đảm bảo an ninh, quốc phịng, khuyến khích các hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển giáo dục và thúc đẩy việc hợp tác giao lưu giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước, Chính phủ đã có quy định xét miễn thuế cho các trường hợp theo quy định tại Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, bao gồm: hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, giáo dục và đào tạo; hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ nghiên cứu khoa học; hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại trong định mức do Chính phủ quy định.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, do chính sách thuế có sự miễn giảm rộng rãi cho các đối tượng trên nên có khơng ít các trường hợp đối tượng nộp thuế lợi dụng khai man mục đích sử dụng của hàng hóa để hưởng mức thuế suất thấp. Ví dụ như nhập khẩu hàng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, ngồi những máy móc thiết bị mang tính kỹ thuật chun mơn cịn có những mặt hàng thơng thường như
máy tính, máy in... làm cho cơng tác quản lý trở nên phức tạp. Hơn nữa, khi xét miễn giảm thuế cho hàng hóa là quà biếu, quà tặng chỉ quy định giới hạn trị giá cho mỗi lần nhập khẩu mà khơng có sự quy định tổng giá trị cho cả năm. Thiếu sót này đã tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân trốn thuế bằng cách chia lô hàng thành nhiều lần với trị giá hợp lý để được miễn thuế nhập khẩu, gây thất thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
Nhiều vướng mắc trong chính sách cũng khiến cơng tác chống thất thu ngân sách Nhà nước gặp khơng ít khó khăn. Theo Cục Thuế xuất nhập khẩu, một trong những
hạn chế hiện nay là chưa có quy định về xác định trước trị giá tính thuế, xác định trị giá với các trường hợp chuyển giá. Một số quy định mang tính kỹ thuật, như phí bản quyền, phí giấy phép, trị giá phần mềm, khoản giảm giá... còn chung chung, chưa được hướng dẫn rõ, gây khó khăn cho cơng chức hải quan. Trong khi đó, hệ thống cơ sở dữ liệu về giá tính thuế của ngành cịn nghèo nàn, độ tin cậy thấp khiến việc đấu tranh, xác định mức thuế gặp khơng ít khó khăn. Thêm vào đó, việc chỉ sử dụng nguồn thơng tin do doanh nghiệp khai báo như hiện nay để kiểm tra trị giá và xác định trị giá tính thuế vơ hình chung đã "hợp thức hóa" cho hoạt động gian lận thương mại. Công tác kiểm tra, tham vấn giá (so sánh giá hàng nhập khẩu với những mặt hàng cùng loại), xác định trị giá hiện nay cũng chưa hiệu quả, bỏ lọt nhiều trường hợp trị giá khai báo thấp hơn mặt hàng tương tự có trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành. Tình trạng bỏ sót các khoản phải cộng khi xác định trị giá như phí bản quyền, phí giấy phép, phí bảo hiểm... cịn nhiều. Gian lận qua giá vẫn tiếp diễn và ngày càng tinh vi hơn.
Đứng trước những bất cập trên, Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra phương hướng, nguyên tắc và các biện pháp cụ thể để tiếp tục hồn thiện chính sách thuế nhập khẩu, đưa đất nước hội nhập một cách sâu rộng, hiệu quả và bền vững.
CHƯƠNG 3