Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong APEC

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

2.1.2.1. Quy định về thuế nhập khẩu của APEC

Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, đóng góp khoảng 55% GDP tồn

cầu và gần 43 % thương mại thế giới. Đặc biệt, rào cản thuế quan trong khu vực APEC đã giảm từ 16,6% năm 1989 xuống còn 6,4% năm 2004, các rào cản phi thuế quan đã được chuyển sang dạng thuế suất, các rào cản đầu tư đã được cắt giảm

(Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, 2011 A).

Chương trình cắt giảm thuế quan trong APEC được hình thành trên cơ sở thỏa thuận song phương hoặc tự nguyện của các quốc gia thành viên. Việc cắt giảm tuy khơng có quy định cụ thể về lộ trình thực hiện cũng như mức thuế cắt giảm nhưng phải đảm bảo thực hiện cắt giảm xong trong năm 2010 đối với các quốc gia phát triển và trong năm 2020 đối với các quốc gia đang phát triển. Tới thời điểm đó, mức thuế suất cơ bản đạt được bằng 0%.

2.1.2.2. Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong APEC

Việt Nam gia nhập APEC vào tháng 11/1998 cùng với cam kết thực hiện các mục tiêu của diễn đàn nhằm hợp tác cùng phát triển. Trong đó, cam kết thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư hoàn thành vào năm 2020. Cam kết thuế quan của Việt Nam trong APEC được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2000 – 2010): Việt Nam cam kết giảm mức thuế suất trong biểu thuế

nhập khẩu theo mục tiêu của APEC. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục hồn thiện danh mục biểu thuế nhập khẩu phù hợp với danh mục hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (danh mục HS) ở cấp độ 6 chữ số. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng cam kết xác định trị giá Hải quan theo GATT 1994 nhằm thống nhất các quy định quốc tế về hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế diễn ra dễ dàng, thuận lợi.

Giai đoạn 2 (2011 – 2020): Việt Nam cam kết tiếp tục cắt giảm thuế quan, minh bạch hố chính sách thuế quan trong dài hạn, đặc biệt phù hợp với các cam kết cắt giảm thuế quan trong ASEAN và WTO với mục tiêu dài hạn là giảm tối đa thuế quan, giúp đạt được viễn cảnh tự do hoá thương mại và đầu tư nội khối vào năm 2020.

Như vậy, trong APEC Việt Nam mới chỉ đưa ra một chương trình tổng thể cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020 mà chưa có một lịch trình cắt giảm cụ thể như trong AFTA. Để thực hiện đúng cam kết này đòi hỏi Việt Nam phải chủ động, nỗ lực hơn nữa để từng bước đưa ra những cắt giảm hợp lý, hoàn thành kế hoạch đặt ra đúng thời hạn.

Một phần của tài liệu Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)