6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 54145900)
3.3.1. Nhóm các giải pháp trọng tâm
3.3.1.1. Tiếp tục xây dựng biểu thuế nhập khẩu tương thích với danh mục HS của tổ chức Hải quan thế giới
Hàng hóa nhập khẩu vừa là đối tượng vừa là trung tâm của hoạt động ngoại thương. Cũng như đối với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam vấn đề phân loại, áp mã chính xác và thống nhất hàng hóa nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, bảo vệ an tồn cộng đồng và góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế hợp pháp phát triển.
Trong Danh mục của Hệ thống Hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa quốc tế (Danh mục HS) ở cấp phân nhóm 6 chữ số có 5.052 dịng hàng (HS2007) và 5.165 dòng hàng (HS2012); Danh mục Biểu thuế hài hịa ASEAN cấp độ 8 chữ số có 8.300 dòng hàng (AHTN/2007) và 9.566 dòng hàng (AHTN/2012). Đối với Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC
của Bộ Tài chính ở cấp độ 10 chữ số có 10.080 dịng hàng; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 15/11/2011 của Bộ Tài chính (thực hiện từ 1/1/2012) cấp độ 8 chữ số với 9.566 dịng hàng. Từ đó cho thấy, việc phân loại hàng hóa của Việt Nam đơi khi q chi tiết, làm cho biểu thuế trở nên cồng kềnh, phức tạp. Mặt khác, có những sản phẩm mới, bắt đầu được tham gia giao dịch mua bán lại chưa có tên trong danh mục. Do đó biểu thuế của Việt Nam vừa phức tạp vừa chưa thực sự đầy đủ, gây ra rất nhiều vướng mắc trong việc khai báo và áp mã tính thuế.
Trong các phân nhóm hàng (cùng cấp độ n chữ số) của danh mục và biểu thuế thường bao hàm nhiều mặt hàng khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm sao để cùng một mặt hàng nhập khẩu, dù tên gọi có thể khác nhau thì trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quốc tế, được hiểu giống nhau, thống nhất thơng qua mã hóa của mặt hàng đó. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần có các nguyên tắc, quy định thực hiện việc phân loại, áp mã hàng hóa, để mặt hàng nhập khẩu được xếp vào một nhóm/phân nhóm hàng duy nhất, giống nhau trong danh mục hàng hóa và trong biểu thuế, ở cấp độ 6 số, 8 số hoặc chi tiết hơn phù hợp với danh mục HS 2012 và AHTN/2012.
Việc phân loại, áp mã chính xác và thống nhất hàng hóa nhập khẩu có vai trị quan trọng trong cơng tác thống kê hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh phương pháp thống kê theo mặt hàng, áp dụng phương pháp thống kê theo các nhóm hàng được mã hóa cụ thể sẽ giúp việc thống kê trở nên dễ dàng hơn. Song song với việc thống kê theo mã số HS, cơ quan thống kê Liên hợp quốc cũng khuyến cáo các nước thành viên thống kê sử dụng đồng thời hệ mã Phân loại thương mại quốc tế chuẩn (CTCI).Về bản chất, mã số theo Hệ thống HS và các mã trong CTCI có sự liên thơng với nhau và hồn tồn có thể chuyển đổi tự động giữa hai phương pháp thống kê này. Việc phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất giúp cho việc trao đổi thông tin, số liệu thống kê giữa các bên tham gia thương mại quốc tế nhanh chóng, chính xác và phù hợp với chính sách quản lý của quốc gia. Các số liệu, thơng tin chính xác và thống nhất về hàng hóa nhập khẩu giúp cho việc quản lý thơng tin thuận lợi hơn, người đọc không cần phải dịch chi tiết mặt hàng từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác. Công tác công bố thông tin thống kê trở nên minh bạch và hiệu quả, việc thống kê theo mã số hàng hóa chi tiết giúp cho cơng tác hiện đại hóa hải quan phát triển rộng rãi cả về chiều sâu và chiều rộng, đồng thời giúp cho các bên tham gia thương mại quốc tế dễ dàng phát hiện những gian lận thương mại, thúc đẩy thương mại quốc tế hợp pháp phát triển. Về lâu dài, Việt Nam nên tham khảo và áp dụng phương pháp này.
3.3.1.2. Hoàn thiện các mức thuế suất phù hợp với các cam kết quốc tế trên cơ sở bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
Trong điều kiện thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, chức năng bảo hộ của thuế nhập khẩu cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Mức thuế suất nhập khẩu nên được sửa đổi theo hướng bảo vệ, hỗ trợ những ngành sản xuất có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu, định hướng phát triển các ngành kinh tế phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Thực tế cho thấy, trong Biểu thuế của Việt Nam tồn tại rất nhiều mức thuế suất, các mặt hàng tương đối giống nhau đơi khi lại có thuế suất chênh lệch nhau khá lớn nên gây ra tình trạng gian lận, cố tình áp sai mã số thuế để được hưởng mức thuế suất thấp hơn. Do đó, Nhà nước cần giảm bớt các mức thuế suất, đơn giản hoá biểu thuế cả về số lượng mức thuế suất và khoảng cách giữa các mức thuế suất để đảm bảo cho biểu thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và hiệu quả. Chỉ nên có tối đa 2 hoặc 3 mức thuế suất cơ bản ở mức trung bình dựa trên sự phân loại hàng hoá và cũng nên thống nhất các mặt hàng này với các sắc thuế trong nước theo một tiêu thức phù hợp. Với số lượng thuế suất ít, phù hợp với cách phân loại của các sắc thuế trong nước sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giảm thiểu những gian lận thương mại do năng lực hành chính ở Việt nam cịn hạn chế và do vậy sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao hơn.
Nhà nước khơng nên thực hiện chính sách bảo hộ tràn lan đối với tất cả các ngành kinh tế, chỉ thực hiện sự bảo hộ một cách có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn. Cụ thể, nên bảo hộ đối với những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước, giá trị gia tăng cao. Đối với những ngành hàng xét thấy hiện tại và triển vọng tương lai khơng có lợi thế cạnh tranh thì khơng nên tiếp tục bảo hộ. Mức
thuế suất bảo hộ cũng cần phải có lộ trình giảm dần, phù hợp với các cam kết quốc tế, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển chứ không phải bảo hộ quá mức dễ khiến sản xuất trong nước trì trệ, doanh nghiệp ỷ lại, lợi dụng chính sách bảo hộ để trục lợi.
Hiện tại thuế suất của Việt Nam áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN là rất thấp, trong khi hàng hóa từ các nước ngồi khối phải chịu thuế suất cao hơn nhiều. Điều này làm cho thương mại theo khu vực có sự sự khác biệt nhau lớn. Bởi vậy, cải cách thuế suất cũng phải tính đến việc giảm nhanh tương đối sự chênh lệch giữa thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi đối với thuế suất ưu đãi đặc biệt. 3.3.1.3. Hồn thiện chính sách đánh thuế bổ sung
Quy định về các biện pháp bảo vệ tạm thời thông qua đánh thuế bổ sung vào các mặt hàng bán phá giá, các mặt hàng được trợ cấp hay các mặt hàng có xuất xứ từ những nước có thực hiện phân biệt đối xử với hàng hóa của Việt Nam đã được quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ban hành ngày 20/5/1998. Tiếp đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 về Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 về Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nội dung các Pháp lệnh này là quy định về các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hố được bán phá giá/trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó, thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp được định nghĩa là thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong trường hợp hàng hóa được bán phá giá/trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Ngày 14/6/2005, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đươc ban hành cũng quy định về chính sách đánh thuế bổ sung tại Điều 11 với tên gọi “Biện pháp về thuế để chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa”. Tuy nhiên cho đến nay, các biện pháp trên vẫn chưa được áp dụng triệt
để. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa nước ngồi có xu hướng tràn ngập thị trường trong nước, Nhà nước cần có những biện pháp linh hoạt, kịp thời
tránh những tác động tiêu cực của việc hội nhập. Do đó, chính sách đánh thuế bổ sung cần được nhanh chóng hồn thiện và triển khai áp dụng đồng bộ. Đồng thời phải tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan như Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương... Ngồi ra, cần theo dõi sát sao tình hình biến động của giá cả hàng hóa nhập khẩu để có những biện pháp đối phó kịp thời.
3.3.1.4. Thực hiện chính sách tự vệ thơng qua thuế nhập khẩu
Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Nhận thức được nguy cơ này, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hội nhập Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 11/ 06/ 2002 về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam và Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam. Theo đó, trong vịng 30 ngày sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương phải ra quyết định điều tra và có thể áp dụng ngay biện pháp tự vệ như tăng thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, phụ thu đối với hàng hóa nhập khẩu… khi có sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Tiếp đó, Điều 11 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu năm 2005 cũng quy định về tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam.
Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, khơng có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp. Để kết luận là có thể áp dụng các biện pháp tự vệ cơ quan điều tra cần phải xác định rằng ngành sản xuất trong nước đã chịu “thiệt hại nghiêm trọng”, hoặc đang có nguy cơ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Thiệt hại nghiêm trọng đó phải là hậu quả của việc tăng nhập
khẩu đột biến gây nên. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng ở mức vừa đủ để ngăn chặn thiệt hại và giúp ngành sản xuất trong nước có thời gian tự điều chỉnh. Về nguyên tắc biện pháp tự vệ không nhằm vào nhập khẩu từ một nước cụ thể. Biện pháp tự vệ phải được áp dụng không phân biệt đối xử. Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch, hạn ngạch sẽ được phân bổ cho các nước dựa trên kim ngạch nhập khẩu từ các nước trong một khoảng thời gian trước đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi nhập khẩu từ một vài nước tăng lên một cách bất bình thường, biện pháp tự vệ có thể chỉ áp dụng với riêng hàng nhập khẩu từ những nước đó mà thơi.
Trong các biện pháp để tự vệ, tăng thuế nhập khẩu là một biện pháp hữu hiệu, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và được sự cho phép của WTO. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện biện pháp này của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Trong tương lai, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thuế tự vệ như ban hành thông tư hướng dẫn về thu, nộp và hoàn trả thuế tự vệ... nhằm giảm bớt sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bảo vệ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. 3.3.1.5. Thống nhất đối tượng miễn giảm thuế nhập khẩu theo hướng phù hợp với
các cam kết quốc tế
Quy định về miễn giảm thuế của Việt Nam hiện nay còn khá phức tạp và chưa thực sự thống nhất. Theo Điều 16, Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 và Điều 12, Điều 13 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đối tượng được miễn thuế và xét miễn thuế nhập khẩu bao gồm rất nhiều trường hợp khác nhau. Nội dung của các điều luật này được xây dựng trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá các quy định về miễn thuế, xét miễn thuế trong các văn bản quy phạm pháp luật khác vào Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo nguyên tắc: chọn những quy định về miễn thuế, xét miễn thuế ở mức cao nhất để áp dụng chung, đồng thời bãi bỏ những quy định khơng khả thi, khó có căn cứ để thực hiện trên thực tế.
Tuy nhiên, do các quy định này còn nhiều phức tạp và thường xuyên thay đổi dẫn đến khó khăn trong triển khai áp dụng và giảm bớt tính rõ ràng, minh bạch của chính sách. Đồng thời, các đối tượng nộp thuế có thể lợi dụng sự khơng rõ ràng của pháp luật, kê khai sai mục đích sử dụng của hàng hóa để được miễn thuế hoặc xét miễn thuế, lợi dụng quy định quản lý kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất để bán hàng vào thị trường nội địa, nhập khẩu hàng nguyên chiếc nhưng tháo rời chia thành nhiều lô hàng nhỏ để được hưởng thuế suất thấp đối với linh kiện... Việc miễn giảm thuế tràn lan còn được hiểu theo hướng bảo hộ cao cho các đối tượng được miễn giảm, gây tác động ngược, làm trì trệ và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo quy định của WTO, trong 5 năm kể từ ngày gia nhập tổ chức này, các nước thành viên mới phải dỡ bỏ hết chính sách ưu đãi thuế. Vì thế, Nhà nước cần tính tốn chuyển dần các quy định về chính sách ưu tiên xã hội đã được lồng ghép trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sang thực hiện thông qua chi ngân sách nhằm đảm bảo tính trung lập của thuế. Xét về quyền lợi của người được hưởng chính sách ưu đãi từ thuế sẽ không thay đổi, bởi tuy không được hưởng lợi từ miễn giảm thuế nhưng họ sẽ được bù đắp thông qua nhận trợ cấp từ chi ngân sách. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao tính cơng bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu giữa những người nộp thuế, từ đó động lực ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ có hiệu lực mạnh hơn, đảm bảo tăng thu vững chắc trong dài hạn.
Tóm lại, việc thống nhất các đối tượng được miễn giảm thuế nhập khẩu theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế là rất cần thiết, đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai, minh bạch của chính sách.