* Quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh
Bảng 2.17: Thực trạng về quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh
Nội dung thực hiện
Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu Xây dựng và tổ chức
thực hiện nội quy nhà trường về các mặt: nề nếp học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp, lao động, kiểm tra, thi cử
48,0 52,0 0,0 23,0 32,0 45,0 0,0
Đánh giá chung 48,0 52,0 0,0 23,0 32,0 45,0 0,0
- Từ tổng hợp ý kiến trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc Hiệu trưởng quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh là quan trọng 52,0% hoặc rất quan trọng 48,0%.
- Trong quá trình thực hiện nội dung này ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng các trường đã xây dựng hoặc chỉnh lý, bổ sung dự thảo nội quy đối với học sinh về nề nếp học tập trên lớp thể hiện qua việc quy định giờ giấc đến trường, ra vào lớp, tinh thần, thái độ học tập; nề nếp về sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp, lao động, kiểm tra, thi cử. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh trao đổi, góp ý để tổng hợp thành nội quy đối với học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nội dung
trên đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình 45,0% - khá 32,0%. Điều đó chứng tỏ rằng việc tổ chức thực hiện nội quy đối với học sinh chưa nghiêm, dẫn đến việc quản lý nề nếp học tập tại trường của học sinh chưa chặt chẽ. Do vậy, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường ngoài việc quan tâm đến việc xây dựng nội quy đối với học sinh còn phải tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ nội quy đã được xây dựng.
* Quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh
Bảng 2.18: Thực trạng về quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh
Nội dung thực hiện
Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Theo dõi chuyên cần của
học sinh 48,0 52,0 0,0 25,0 32,0 43,0 0,0
b) Bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phương pháp học tập cho học sinh
46,0 54,0 0,0 29,0 33,0 38,0 0,0 c) Chủ động phối hợp gia
đình học sinh để giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường
47,3 52,7 0,0 29,0 32,0 39,0 0,0
d) Theo dõi việc tham gia học tập phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi
46,3 53,7 0,0 27,0 32,0 41,0 0,0 e)Theo dõi chất lượng học tập
(học lực) và tu dưỡng, rèn luyện (hạnh kiểm) của học sinh
49,0 51,0 0,0 25,3 33,0 41,7 0,0
g)Tổ chức kiểm tra việc thực
hiện nội quy của học sinh 46,7 53,3 0,0 23,0 29,0 48,0 0,0 h) Thực hiện khen thưởng 47,0 53,0 0,0 20,3 25,3 54,4 0,0
hoặc xử lý sai phạm kịp thời đối với học sinh
Đánh giá chung 47,2 52,8 0,0 25,5 30,9 43,6 0,0
- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh thể hiện qua việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung: theo dõi chuyên cần của học sinh; bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phương pháp học tập cho học sinh; chủ động phối hợp gia đình học sinh giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường; theo dõi việc tham gia học tập phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chất lượng học tập và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất của học sinh; tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội quy, khen thưởng hoặc xử lý kịp thời các sai phạm của học sinh là quan trọng 52,8% hoặc rất quan trọng 47,2%. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vừa qua, đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình 43,6% - khá 30,9%. Điều đó chứng tỏ rằng, mặt dù Hiệu trưởng có chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung trên nhưng thiếu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nên chưa có các biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém kịp thời.
- Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường không chỉ quan tâm đến việc phân công, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện mà còn phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của họ.
* Quản lý việc học tập ở nhà của học sinh
Bảng 2.19: Thực trạng về quản lý việc học tập ở nhà của học sinh
Nội dung thực hiện
Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Chủ động phối hợp với gia
đình học sinh về quản lý việc học ở nhà của học sinh
76,0 24,0 0,0 0,0 34,7 52,3 13,0 b) Hướng dẫn học sinh xây 41,0 59,0 0,0 0,0 29,0 52,4 18,6
dựng thời gian biểu học tập ở nhà (tự học, học tổ, học nhóm) và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của học sinh
Đánh giá chung 58,5 41,5 0,0 0,0 31,9 52,4 15,7
- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến về quản lý hoạt động học tập ở nhà của học sinh thông qua các nội dung trên đều cho là rất quan trọng 58,5% và quan trọng 41,5%. Về thực hiện, đa số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ trung bình 52,4% - khá 31,9% và một số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ yếu 15,7%.
- Vậy tất cả Hiệu trưởng đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý việc học tập ở nhà của học sinh. Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng các trường đã phân công, chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện công tác này. Giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện tốt việc hướng dẫn học sinh xây dựng thời gian biểu học tập ở nhà, còn việc quản lý học tập ở nhà của học sinh, giáo viên phối hợp với gia đình học sinh chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức cũng như thiếu theo dõi và tổ chức kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu học tập ở nhà của học sinh.
2.2.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổchức dạy học ở trường trung học phổ thông