Các yếu tố chủ quan ảnh tới việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng bao gồm: trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng và đội ngũ GV. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không phần lớn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng và đội ngũ GV.
* Năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng
Để có hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động dạy học, người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người Hiệu trưởng phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn, là con chim đầu đàn của tập thể GV, biết cách tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả.
* Chất lượng của đội ngũ GV
Trong nhà trường GV là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Hiệu trưởng giỏi, bản kế hoạch tốt mà người thực hiện là GV lại không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phẩm chất đạo đức thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Để GV thực sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Hiệu trưởng phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng đội ngũ GV. Trong nhà trường có nhiều HS cá biệt, Hiệu trưởng cần phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý HS cá biệt, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng, tâm huyết, gần gũi với HS, chỉ đạo, hướng dẫn GV của mình có cách tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu để có PPDH hợp lý, gắn bó với HS, hết lòng vì HS thân yêu.
* Chất lượng đầu vào của HS
Thực tế cho thấy nếu tuyển sinh đầu vào mà có chất lượng thấp quá hoặc không được phép chọn lọc thì việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng khó
mà đạt kết quả tốt. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để hoạt động dạy học được nâng cao về chất lượng là vấn đề nan giải.
Tiểu kết chương 1
Từ những nét khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý hoạt động dạy học trong trường THPT, trên cơ sở một số lý luận của việc nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với quản lý các mặt hoạt động khác. Qua đó có thể rút ra kết luận bước đầu như sau:
- Hoạt động dạy học là một hoạt động cơ bản, đặc trưng trong nhà trường, là con đường cơ bản nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. Để đạt được mục tiêu dạy học trong nhà trường, người Hiệu trưởng cần phải có những giải pháp quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học và phù hợp.
- Khi hoạt động dạy học trong nhà trường có những nét đặc thù, quản lý hoạt động dạy học cũng phải có những nét đặc thù riêng của địa phương. Các yêu cầu quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng là yếu tố quan trọng quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên các vấn đề trình bày ở chương 1 chỉ là những tri thức lý luận. Để có được một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp, có tính khả thi đối với các trường THPT, cần phải nghiên cứu thực trạng giáo dục, đặc biệt là thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT trong huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trong thời điểm hiện tại.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ