Quản lý việc thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 56 - 63)

* Quản lý các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn Bảng 2.11: Thực trạng về chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn.

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọn g Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Chỉ đạo kế hoạch, nội

dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

87,3 12,7 0,0 74,7 20,0 5,3 0,0 b) Yêu cầu tổ trưởng chuyên

môn tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

76,4 23,6 0,0 55,7 36,0 8,3 0,0

c) Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên về kết quả sinh hoạt

75,7 24,3 0,0 66,0 31,2 2,8 0,0

Đánh giá chung 79,8 20,2 0,0 65,5 29,1 5,4 0,0

- Qua bảng trên ta thấy 100% Hiệu trưởng các trường rất quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và của tổ chuyên môn nói riêng được đánh giá chung ở mức độ rất quan trọng là 79,8%, mức độ thực hiện được đánh giá chung ở mức tốt là 65,5%. Về mức độ thực hiện, thực hiện tốt 65,5% và khá 29,1%

- Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chuyên môn thực tế còn nặng nề về công tác phổ biến các yêu cầu cấp bách, những công việc mới của nhà trường cần triển khai thực hiện. Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chưa đầu tư thỏa đáng về thời gian cũng như nội dung sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, những phát kiến mới trong dạy học,…nên vẫn còn 5,4% thực hiện ở mức độ trung bình.

* Quản lý các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt Bảng 2.12: Thực trạng các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Bài dạy đúng PPCT; đúng

chuẩn kỹ năng, chuẩn kiến thức 80,0 20,0 0,0 81,0 15,7 3,3 0,0 b) Thể hiện được trọng tâm của

bài dạy và các hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh

60,0 40,0 0,0 48,3 46,0 5,7 0,0 c) Lựa chọn được những

phương pháp phù hợp với bài dạy, với đối tượng học sinh

70,0 30,0 0,0 23,0 65,0 12,0 0,0 d) Chuẩn bị đầy đủ phương

tiện đồ dùng dạy học 60,0 40,0 0,0 17,3 53,3 29,4 0,0

Đánh giá chung 67,5 32,5 0,0 42,4 45,0 12,6 0,0

- Về mức độ quan trọng, tất cả cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiến về quản lý các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt của giáo viên đều đánh giá là quan trọng 32,5% hoặc rất quan trọng 67,5%. Về mức độ thực hiện, đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức độ khá 45,0% - tốt 42,4% và trung bình 12,6%.

- Như vậy, các trường THPT đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt. Nhưng trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng các trường thường phân công cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn và Tổ trưởng chuyên môn phụ trách công tác quản lý việc soạn giáo án, lựa chọn phương pháp dạy học, làm và chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên nhưng công tác kiểm tra chưa sâu sát, thiếu thường xuyên nên hiệu quả công tác chưa cao (mức độ thực hiện mức trung bình 12,6%).

- Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Hiệu trưởng các trường là mặc dù đã phân công cho Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn quản lý nhưng phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên hơn.

* Quản lý các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên Bảng 2.13: Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Việc thực hiện nề nếp, quy

chế chuyên môn 75,7 24,3 0,0 48,7 46,0 5,3 0,0

b) Truyền đạt đủ nội dung, đúng kiến thức đảm bảo chính xác, khoa học, trọng tâm 83,0 17,0 0,0 33,0 56,0 11,0 0,0 c) Gây hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập của học sinh 45,0 55,0 0,0 26,0 67,7 6,3 0,0 d) Xử lý các tình huống trên lớp 80,0 20,0 0,0 56,3 35,3 8,4 0,0 e) Sử dụng đúng, đủ phương tiện và đồ dùng dạy học. 55,0 45,0 0,0 9,0 44,3 46,7 0,0 f) Rèn luyện kỹ năng và cũng cố bài dạy 62,3 37,7 0,0 38,3 43,3 18,4 0,0 Đánh giá chung 66,8 33,2 0,0 35,2 48,8 16,0 0,0

- Qua kết qủa trên, ta thấy về mức độ quan trọng tất cả cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiền cho rằng việc tăng cường quản lý các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên là rất quan trọng 66,8% hoặc quan trọng 33,2%. Về mức độ thực hiện, đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức độ khá 48,8% , mức độ tốt 35,2% và trung bình 16,0%.

- Như vậy, Hiệu trưởng các trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên. Song, trong quá trình thực hiện vừa qua, Hiệu trưởng các trường thường giao cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn và tổ trưởng quản lý việc thực hiện giáo án của giáo viên trên lớp, phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trên lớp và đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh thông qua thực hiện ngày giờ công, dự giờ của giáo viên và kiểm tra vở ghi của học sinh nhưng Hiệu trưởng thiếu kiểm tra, uốn nắn kịp thời nên việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả chưa cao. Từ đó, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường cần quan tâm đến công tác kiểm tra việc thực hiện của cán bộ được phân công.

* Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên

Bảng 2.14: Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Xác định đúng học sinh yếu

kém, học sinh có năng khiếu 43,0 57,0 0,0 17,7 34,0 48,3 0,0 b) Lập kế hoạch và phân công

giáo viên 44,3 55,7 0,0 13,0 42,0 45,0 0,0

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch 45,0 55,0 0,0 16,0 36,0 48,0 0,0 d) Kiểm tra việc thực hiện kế

Đánh giá chung 44,1 55,9 0,0 14,5 38,0 47,5 0,0 - Từ kết quả trên, cho thấy tất cả cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiền về quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên đều cho rằng quan trọng 55,9% hoặc rất quan trong 44,1%. Về mức độ thực hiện, đa số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ trung bình 47,5% - khá 38,0%.

- Vậy Hiệu trưởng các trường nhận thức được tầm quan trọng của việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi qua các nội dung: xác định đúng học sinh yếu kém, học sinh có năng khiếu; lập kế hoạch và phân công giáo viên; tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vừa qua, việc xác định đối tượng học sinh chưa chính xác, kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể, chỉ đạo chưa sâu sát và thiếu kiểm tra thường xuyên.

* Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Bồi dưỡng chuyên môn theo

chuyên đề 85,3 14,7 0,0 24,3 64,0 11,7 0,0

b) Bồi dưỡng phương pháp

giảng dạy 100 0,0 0,0 42,0 50,0 8,0 0,0

c) Bồi dưỡng năng lực sư phạm 60,0 40,0 0,0 42,3 38,3 19,4 0,0 d) Bồi dưỡng qua dự giờ (thao

giảng), góp ý, rút kinh nghiệm 100 0,0 0,0 74,7 20,3 5,0 0,0 e) Bồi dưỡng qua tham quan

học tập chuyên môn trong và ngoài tỉnh.

43,7 56,3 0,0 13,3 35,7 51,0 0,0

- Qua thực tế cho thấy, hầu hết CBQL đều quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở mức độ rất quan trọng là 77,8%, mức độ quan trọng là 22,3%. Về mức độ thực hiện, đa số thực hiện ở mức độ khá 41,7%, tốt là 39,3% còn lại thực hiện ở mức trung bình 19,0%.

- Như vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo chu kỳ thường xuyên được các trường thực hiện rất nghiêm túc. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng thông qua tham quan học tập chuyên môn trong và ngoài tỉnh các trường thực hiện còn yếu, mức độ thực hiện ở mức trung bình là 51,0%. Nguyên nhân do kinh phí của các trường còn hạn chế. Ngoài ra, để nâng cao chuyên môn Lãnh đạo nhà trường nên khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học dài hạn như học sau đại học.

* Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.

Bảng 2.16: Thực trạng kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn.

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Lập kế hoạch kiểm tra 65,0 35,0 0,0 30,0 55,0 15,0 0,0 b) Tổ chức lực lượng và kiểm

tra 47,0 53,0 0,0 23,3 54,3 22,4 0,0

c) Tổng hợp thành biên bản

kiểm tra 45,0 55,0 0,0 10,0 78,0 12,0 0,0

d) Tổng kết, đánh giá hoạt

động của tổ chuyên môn 70,0 30,0 0,0 66,0 31,0 3,0 0,0

Đánh giá chung 56,8 43,2 0,0 32,3 54,6 13,1 0,0

- Qua khảo sát ta thấy, công tác kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn là rất quan trọng 56,8% và quan trọng là 43,2%. Ở mức độ thực hiện làm khá là 54,6%, tốt là 32,3% và một bộ phận nhỏ thực hiện ở mức trung bình 13,1%.

- Như vậy, Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, có thể kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra một vài hoạt động của tổ (kiểm tra chuyên đề) là việc nên làm thường xuyên hàng tháng, quí. Tuy nhiên, không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các tổ cùng một lúc. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường chỉ làm cho có, chiếu lệ trong công tác kiểm tra tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w