Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 52 - 55)

Bảng 2.7. Thực trạng về quản lý việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Điều tra cơ bản, xác định tình

hình đầu năm 65,0 35,0 0,0 22,0 68,0 10,0 0,0

b) Phân tích tình hình và xác

định mục tiêu cho năm học mới 57,3 42,7 0,0 40,7 59,3 0,0 0,0 c) Viết dự thảo, thảo luận và góp

ý 69,0 31,0 0,0 44,3 38,3 17,4 0,0

d) Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu

trưởng duyệt kế hoạch 52,3 47,7 0,0 80,0 20,0 0,0 0,0

Đánh giá chung 60,9 39,1 0,0 46,8 46,4 6,8 0,0

- Qua thực tế, việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường qua tất cả các ý kiến thăm dò đều đánh giá chung ở mức độ quan trọng là rất quan trọng 60,9% và quan trọng 39,1%. Ở mức độ thực hiện, tốt và khá gần như nhau (46,8% và 46,4%) và trung bình 6,8%.

- Như vậy, kế hoạch chuyên môn là kế hoạch rất quan trọng nó tham gia vào quá trình đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường. Vì thế kế hoạch chuyên môn cần được triển khai trong hội đồng nhà trường, quán triệt thật cụ thể những chỉ tiêu về chất lượng dạy học chung và chất lượng từng môn giúp giáo viên có sự định hướng đúng đắn trong công tác giảng dạy của mình.

* Quản lý việc thực hiện công tác xây dựng thời khóa biểu: Bảng 2.8: Thực trạng về quản lý việc xây dựng thời khóa biểu:

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Phân phối hợp lý các môn 55,0 45,0 0,0 15,3 77,0 7,7 0,0

học, xen kẽ các môn học trong một buổi

b) Tính ổn định của thời khóa

biểu 48,0 52,0 0,0 11,0 53,3 35,7 0,0

c) Quan tâm đến quỹ thời

gian của giáo viên 46,0 54,0 0,0 8,0 62,0 30,0 0,0

Đánh giá chung 49,7 50,3 0,0 11,4 64,1 24,5 0,0

- Qua điều tra thực tế cho thấy, một số trường có thời khoá biểu chưa khoa học ở mức độ rất quan trọng và quan trọng tương đương nhau (49,7% và 50,3%). Trong khi đó, ở mức độ thực hiện chỉ ở mức khá là 64,1%, còn lại ở mức trung bình là 24,5%. Ban giám hiệu chưa quan tâm cao đến: tính ổn định của thời khá biểu thể hiện qua mức độ thực hiện ở mức trung bình là 35,7%; quan tâm đến quỹ thời gian của giáo viên là chưa có nhiều thể hiện ở mức độ thực hiện là trung bình 30,0%.

- Như vậy, thời khoá biểu là căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi giờ lên lớp của giáo viên. Thời khoá biểu được xây dựng trên PPCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời khoá biểu phải được sắp xếp một các khoa học, hợp lý, đảm bảo tính khoa học sư phạm giữa các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để các giờ học không quá căng thẳng hoặc gây nhàm chán đối với học sinh. Việc xếp thời khoá biểu của các trường chỉ chú ý nhiều đến nguyện vọng của một vài giáo viên, đặc biệt là giáo viên có tiết đôi. Còn những giáo viên khác thì lại phân bố rải rác số tiết chuẩn đều cho cả tuần. Điều này gây rối loạn trong công việc dẫn đến năng suất lao động của giáo viên không có, chất lượng học tập của học sinh thấp.

* Quản lý việc chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học.

Bảng 2.9. Thực trạng về quản lý việc chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học.

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Lập kế hoạch dạy học của giáo 47,0 53,0 0,0 19,7 53,6 26,7 0,0

viên

b) Tổ chức, chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học

40,0 60,0 0,0 25,0 70,3 4,7 0,0 c) Kiểm tra việc giáo viên thực

hiện chương trình, kế hoạch đã được duyệt

46,0 54,0 0,0 18,7 52,6 28,7 0,0

Đánh giá chung 44,3 55,7 0,0 21,1 58,8 20,1 0,0

- Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên được trưng cầu ý kiến đều cho rằng ở mức độ quan trong thì quan trọng là 55,7% hoặc rất quan trọng là 44,3%. Tuy nhiên, về mức độ thực hiện, đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức độ trung bình 20,1%.

- Như vậy, nhìn chung cán bộ quản lý các trường đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng công tác quản lý việc chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học. Trong thời gian qua các trường thường phân cho Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc lập kế họach dạy học của giáo viên; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên nhưng thiếu theo dõi, kiểm tra (mức độ thực hiện đạt mức trung bình 28,7% là quá cao) uốn nắn kịp thời nên hiệu quả của công tác này còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra đối với các trường là mặc dù đã phân công cho Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Tổ trưởng phụ trách nhưng phải theo dõi, kiểm tra để có những biện pháp khắc phục những hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w