Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy họ cở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 69 - 76)

trường trung học phổ thông

* Quản lý việc thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo

Bảng 2.22: Thực trạng việc thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu Quản lý việc thực hiện

các chế định giáo dục và đào tạo là nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của các cấp quản lý giáo dục về giáo dục và đào tạo.

Đánh giá chung 47,0 53,0 0,0 20,0 32,0 48,0 0,0 - Từ tổng hợp ý kiến đánh giá việc thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều nhận thức được tầm quan trọng (Ở mức độ rất quan trọng và quan trọng gần như tương đương nhau là 47,0% và 53,0%) của công tác quản lý việc thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo thể hiện qua việc nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của các cấp quản lý giáo dục về giáo dục và đào tạo.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo, đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt được ở mức độ trung bình là 48,0% - khá là 32,0%. Điều đó chứng tỏ rằng, ở các trường việc nắm vững và thực hiện các chế định về giáo dục và đào tạo đôi lúc chưa nghiêm như cán bộ quản lý, giáo viên chưa thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định trong Điều lệ trường trung học; công tác nghiên cứu, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa thường xuyên, liên tục; tổ chức kiểm tra thi cử chưa thật sự nghiêm túc, đúng quy chế còn nặng về thành tích. Do vậy, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường cần tập trung nghiên cứu, triển khai một cách đầy đủ các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến giáo dục và đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các văn bản của trường đến tận cán bộ, giáo viên và tổ chức thực hiện tốt các văn bản đó để đưa hoạt động dạy học của nhà trường đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

* Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường

Bảng 2.23: Thực trạng về quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường

Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong nhà trường

56,0 44,0 0,0 10,0 31,0 48,0 11,0

b) Tổ chức biên chế lớp học

theo đúng quy định 58,0 42,0 0,0 28,0 26,0 46,0 0,0

c) Thành lập hoặc củng cố bộ máy tổ chức: ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường

55,0 45,0 0,0 10,0 41,0 49,0 0,0

d) Lựa chọn cán bộ, giáo viên có năng lực, phẩm chất bố trí các chức danh: Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn

57,3 42,7 0,0 13,0 43,0 44,0 0,0

e) Phối hợp và tạo điều kiện để các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn trường) và Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ

55,0 45,0 0,0 12,0 40,0 46,0 3,0

Đánh giá chung 56,3 43,7 0,0 14,6 36,2 46,6 2,6

- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường rất quan trọng là 56,3% hoặc quan trọng là 43,7%. Về mức độ thực hiện, đa số ý kiến đánh giá đạt ở mức độ trung bình là 46,6% - khá là 36,2%.

- Vậy, Hiệu trưởng các trường đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường. Song, trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng các trường chưa thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn ở mức yếu là 11,0%; tổ chức biên chế lớp học chưa theo đúng quy định - lớp học còn quá đông trên 45 học sinh; việc lựa chọn giáo viên bố trí vào các vị trí lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các tổ chuyên môn đôi lúc chưa khách quan, chưa phù hợp với năng lực của giáo viên; việc phối hợp và tạo điều kiện để các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TN) để thực hiện các nội dung trên chưa chặt chẽ còn ở mức độ yếu là 3,0%. Điều đó chứng tỏ việc quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực còn bất cập, yếu kém cần phải khắc phục. Do đó, trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường cần quan tâm đến việc lựa chọn, đề nghị hoặc bố trí nhân sự vào các chức danh lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo các tổ chuyên môn là những giáo viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

* Quản lý các nguồn lực (vật lực, tài lực và tin lực) phục vụ hoạt động dạy học

Bảng 2.24: Thực trạng về quản lý các nguồn lực (vật lực, tài lực và tin lực)

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọng Quan trọng Khôn g quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Lập kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học 50,0 50,0 0,0 11,0 28,0 41,0 20,0 b) Tổ chức tốt việc bảo quản

và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học

48,0 52,0 0,0 8,0 43,0 47,0 2,0 c) Đẩy mạnh công tác xã hội

hóa giáo dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt

động dạy học

Đánh giá chung 47,8 52,2 0,0 8,0 29,7 52,7 9,6

- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học gồm 3 nội dung chủ yếu: lập kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức tốt việc bảo quản và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động dạy học là quan trọng 52,2% hoặc rất quan trọng 47,8%. Về mức độ thực hiện các nội dung trên đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình là 52,7% - khá là 29,7% và một số ý kiến đánh giá ở mức độ yếu là 9,6%.

- Vậy, Hiệu trưởng các trường đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng các trường thực hiện chưa tốt. Bởi lẻ đa số Hiệu trưởng các trường chưa xây dựng kế hoạch dài hạn mà chỉ thực hiện kế hoạch ngắn hạn (1 năm) thậm chí không có kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mà chỉ dựa vào kế hoạch đầu tư phát triển trường lớp, thiết bị dạy học của Sở giáo dục và Đào tạo vì thế nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm thực hành riêng cho từng môn học và chưa có phòng học bộ môn; thiết bị dạy học chưa phát huy hết tác dụng, công tác bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn nhiều bất cập; công tác xã hội hóa giáo dục tuy có được thực hiện nhưng hiệu quả đạt được rất thấp. Điều đó chứng tỏ việc Hiệu trưởng quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học còn nhiều yếu kém, bất cập cần phải có biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học nói riêng, phát triển nhà trường nói chung.

* Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh

Bảng 2.25: Thực trạng về quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Xây dựng nội dung, thang

điểm thi đua khoa học, hợp lý 46,0 54,0 0,0 6,0 18,0 71,0 5,0 b) Thành lập quỹ khen thưởng 47,3 52,7 0,0 7,0 16,7 69,3 7,0 c) Phát động các phong trào

thi đua và tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời đảm bảo chính xác, công bằng

49,0 51,0 0,0 11,0 19,7 68,0 1,3

Đánh giá chung 47,4 52,6 0,0 8,0 18,1 69,4 4,5

- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý công tác thi đua khen thưởng đối với gáo viên và học sinh thể hiện qua các nội dung: xây dựng nội dung, thang điểm thi đua khoa học, hợp lý; thành lập quỹ khen thưởng; phát động phong trào thi đua và tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời đảm bảo chính xác, công bằng là quan trọng 52,6% và rất quan trọng 47,4%. Về mức độ thực hiện các nội dung đa số ý kiến đánh giá trung bình 69,4% - khá 18,1%. Song, vẫn có một số ý kiến đánh giá ở mức độ yếu 4,5%.

- Vậy, Hiệu trưởng các trường đã nhận thức đúng đắn về quản lý công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên và học sinh. Do đó, trong thời gian qua, Hiệu trưởng các trường rất quan tâm đến việc xây dựng nội dung, thang điểm thi đua nhưng đa số các nội dung thang điểm thi đua của các trường chưa đảm bảo tính khoa học, và chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường; thành lập được quỹ khen thưởng nhưng còn nghèo nàn chưa đủ sức để khen thưởng đúng mức cho các tổ chức, cá nhân đạt thành tích trong các phong trào; tổ chức được nhiều phong trào thi đua nhưng sơ, tổng kết, khen thưởng chưa kịp thời. Điều này chứng tỏ việc quản lý công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập và yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học.

Bảng 2.26: Thực trạng công tác quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm

Nội dung thực hiện

Mức độ quan trọng (%) Mức độ thực hiện (%) Rất quan trọn g Quan trọng Không quan trọng Tốt Khá Trung bình Yếu a) Xây dựng sự đoàn kết nhất

trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường

58,0 42,0 0,0 8,0 45,3 44,0 2,7

b) Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

56,3 43,7 0,0 10,7 41,3 47,0 1,0 c) Phát huy dân chủ cơ sở và

thực hiện công khai hóa các hoạt động của nhà trường

58,0 42,0 0,0 12,0 42,0 45,0 1,0 d) Xây dựng cảnh quan xanh -

sạch - đẹp 56,0 44,0 0,0 15,0 43,0 40,0 2,0

Đánh giá chung 57,1 42,9 0,0 11,4 42,9 44,0 1,7

- Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, ta thấy tất cả cán bộ quản lý, giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm thể hiện qua các nội dung trên là quan trọng 42,9% và rất quan trọng 57,1%. Về mức độ thực hiện đa số ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình 44,0% - khá 42,9% và một số ý kiến đánh giá ở mức độ yếu 1,7%.

- Vậy, Hiệu trưởng các trường đều nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm nên trong thời gian qua, Hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng xây dựng sự đoàn kết nhất trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Song, chưa có những biện pháp hữu

hiệu để tập trung được sức mạnh của tập thể; nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường chưa đảm bảo được tính khoa học, thiếu tính khách quan và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; việc phát huy dân chủ có thực hiện nhưng chưa đầy đủ còn phiến diện; việc xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp kết quả đạt chưa cao. Từ những điều đó chứng tỏ công tác quản lý môi trường sư phạm còn nhiều bất cập, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới để tạo cho nhà trường không khí tâm lý thoải mái, gắn bó kích thích mọi thành viên trong nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w