học phổ thông
Các điều kiện đảm bảo phục vụ cho hoạt động dạy học tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học, tới nhận thức, quá trình học tập của HS, song các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng làm cho hoạt động dạy học đạt kết quả cao. Quản lý tốt các yếu tố này có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Quản lý việc thực hiện các chế định giáo dục và đào tạo
+ Các chế định giáo dục và đào tạo là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo đó là những quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và đào tạo; các chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh; các chính sách đầu tư cho giáo dục, các quy định đối với các hoạt động của nhà trường…
+ Các chế định giáo dục và đào tạo thể hiện qua Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, Luật giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục và các Quyết định, Thông tư, Chỉ thỉ, Điều lệ, Quy chế, Hướng dẫn, Nội quy liên quan đến giáo dục và đào tạo nói chung đến hoạt động dạy học nói riêng.
Nội dung quản lý việc thực hiện các chế định giáo dục và đào tạo là quản lý việc cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững và thực hiện các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị,
Điều lệ, Quy chế, Nội quy, Hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về giáo dục và đào tạo và của nhà trường..
- Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường:
+ Nhân lực của nhà trường bao gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Đội ngũ này cần đủ về số, mạnh về chất và đồng bộ về cơ cấu. Bộ máy tổ chức của nhà trường là Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng; các Tổ trưởng chuyên môn.
+ Cán bộ quản lý nhà trường bao gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. Trong các Phó Hiệu trưởng có một Phó Hiệu trưởng chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng về chất lượng hoạt động dạy học trong nhà trường.
+ Tổ chuyên môn gồm những giáo viên cùng môn học hoặc theo nhóm môn học. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và có từ một đến hai tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổ, đặc biệt là hoạt động dạy học. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của tổ; hướng dẫn tổ viên xây dựng và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của họ.
Nội dung xây dựng bộ máy tổ chức, nhân sự trong nhà trường của người Hiệu trưởng là phải xây dựng kế hoạch củng cố phát triển đội ngũ, kiện toàn nhân sự các tổ chức; phân định trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế làm việc trong đơn vị, trong đội ngũ cán bộ quản lý; hướng dẫn các tổ, xây dựng quy chế hoạt động của tổ và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế hoạt động của tổ, của trường; có chế độ khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kịp thời.
- Quản lý các nguồn lực (vật lực, tài lực và tin lực)
+Để thực hiện các hoạt động, nhà trường phải có đủ các nguồn lực (vật lực, tài lực và tin lực) và phát huy tác dụng của các nguồn lực đó ở mức độ tối đa. Các
nguồn lực trong nhà trường bao gồm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống thông tin quản lý và ngân sách giáo dục của nhà trường.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và hệ thống thông tin là điều kiện thiết yếu để tổ chức dạy - học và quản lí. Trong nhà trường phải có đầy đủ phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành tất cả các bộ môn; thư viện (thư viện điện tử) phải có đủ sách giáo khoa, báo chí và các tài liệu tham khảo…Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
+ Ngân sách giáo dục là toàn bộ nguồn thu, chi thỏa mãn nhu cầu hoạt động thường xuyên của quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường. Ngân sách đầy đủ là một điều kiện thiết yếu cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách giáo dục ở các trường công lập chủ yếu là nguồn tài chính do Nhà nước cấp và một phần đóng góp của nhân dân.
Quản lý các nguồn lực trong nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học; tổ chức tốt việc sử dụng, khai thác có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị dạy học; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường nguồn ngân sách cho nhà trường.
- Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh
+ Thi đua, khen thưởng là các biện pháp kích thích sự hăng hái của người lao động, làm tăng năng suất lao động. Song, nếu công tác này không được thực hiện một cách khoa học, khách quan, công bằng thì kết quả sẽ không như mong muốn.
+ Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh đòi hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng nội dung và thang điểm thi đua một cách khoa học, hợp lý; phát động các phong trào thi đua và tổ chức sơ, tổng kết, khen thưởng kịp thời đảm bảo chính xác, công bằng; tạo lập quỹ khen thưởng. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ khơi dậy và phát huy được tiềm năng sẵn có của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập.
- Quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm
+ Xây dựng môi trường sư phạm là nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng nhà trường, bởi vì hoạt động dạy học chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó diễn ra trong một môi trường sư phạm.
+ Nội dung xây dựng môi trường sư phạm là xây dựng sự đoàn kết nhất trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường; nội quy, quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường; phát huy dân chủ cở sở và thực hiện công khai hóa các hoạt động của nhà trường; xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Làm tốt công tác xây dựng môi trường sư phạm sẽ tạo ra cho nhà trường một không khí tâm lý thoải mái, cởi mở, kích thích tinh thần tự giác, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong nhà trường.