Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thứ nhất, quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Việc xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng trước tiên trong quản lý thu BHXH bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: Cả NLĐ và NSDLĐ đều phải tham gia đóng góp.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.

Công tác quản lý đối tượng tham gia yêu cầu cơ quan BHXH phải xác định được những đơn vị có trách nhiệm phải đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ để thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia và đóng đủ tiền BHXH cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật. Việc quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia là một vấn đề quan trọng, giúp tránh được thất thu

BHXH bắt buộc.

Thứ hai, xác định căn cứ và phương thức thu BHXH bắt buộc

* Căn cứ thu BHXH bắt buộc

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như: Điều 149 - Bộ Luật Lao động, Luật BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và các Thông tư, Văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hoá, hoặc giải thích rõ các vấn đề liên quan đến tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của NLĐ, được quy định cụ thể như sau:

- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH bắt buộc là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản hệ số chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

- NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu BHXH bắt buộc.

- Tiền lương hàng tháng làm căn cứ thu BHXH bắt buộc của NLĐ làm việc trong các đơn vị liên doanh, DN có vốn ĐTNN theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng.

* Mức đóng và phương thức thu BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc là tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc và về tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc: Để quản lý mức đóng, trước hết Nhà

nước phải xây dựng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc phù hợp theo từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau.

Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ.

- Giai đoạn trước năm 1994:

Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về điều lệ tạm thời về BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962. Theo quy định tại điều lệ này, đối tượng tham gia mới chỉ là toàn thể CBNV nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, tỷ lệ đóng chỉ ở 4,7% tổng quỹ lương và lấy từ nguồn NSNN. Nguồn quỹ này do 2 ngành quản lý lúc bấy giờ là Bộ nội vụ (1% và Tổng công đoàn Việt Nam (3.7%).

Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, tỷ lệ đóng được điều chỉnh phù hợp với chính sách tiền lương và việc làm. Giai đoạn 01/1962-09/1986, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 4,7%; giai đoạn từ 10/1986 -01/1988, tỷ lệ là 6%; giai đoạn từ 03/1988-12/1994, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 15%.

- Giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2006:

Giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách toàn diện về chính sách BHXH. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP ngày 30/09/1993 và Nghị định số 43/CP ngày 22/06/1994, trong đó nêu rõ quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng mở rộng nhiều ra các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tỷ lệ đóng góp giai đoạn này là 20%, trong đó NLĐ là 5%, NSDLĐ 15%. Sau đó, rất nhiều văn bản của Chính phủ được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH.

- Giai đoạn từ 01/01/2007.

Luật BHXH được ban hành có hiệu lực, quy định cụ thể về tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và từng quỹ thành phần của quỹ BHXH. Theo đó, mức đóng BHXH bắt buộc là 20% đến hết năm 2009, sau đó cứ 2 năm tăng lên 2% và sau đó ổn định ở mức 26% từ năm 2014 trở đi; trong đó, NLĐ chỉ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn NSDLĐ ngoài 2 quỹ trên còn phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đóng vào quỹ ốm đau thai sản và quỹ TLNĐ-BNN.

Về tiền công, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Luật BHXH đã quy định rõ về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc tại điều 94, cụ thể:

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

- Đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

- NLĐ là người quản lý DN thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của công ty quy định.

- Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định trên cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam ngày 25/10/2011, có hiệu lực từ 01/01/2012 có quy định thêm: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng:

NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

Như vậy, mức đóng BHXH bắt buộc đã được quy định rõ ràng về tỷ lệ đóng góp từng thời kỳ của NLĐ, NSDLĐ cũng như về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Cơ quan BHXH cần căn cứ vào hồ sơ của đơn vị và người tham

gia lập lên để kiểm tra, xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của từng lao động, và tính toán chính xác số tiền đơn vị phải đóng cho cơ quan BHXH hàng tháng. Đồng thời, cơ quan BHXH cần chủ động kiểm tra, đối chiếu quỹ lương tham gia BHXH bắt buộc và quỹ lương tại đơn vị cũng như việc thực hiện trích tiền đóng BHXH của NLĐ, để đảm bảo việc thực hiện các quy định này.

Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm từng ngành nghề, các đơn vị tham gia BHXH có thể có phương thức đóng khác nhau:

Phương thức đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối

cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mức quy định để nộp cho cơ quan BHXH.

Phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: Đối với đơn vị là

DN thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của DN đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

Trên cơ sở những quy định đó, cơ quan BHXH phải thực hiện theo dõi quản lý quá trình thực hiện của đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng; tránh trường hợp nợ và nợ đọng kéo dài. Đối với trường hợp chậm đóng, cần tính lãi phạt

chậm nộp, gửi thông báo đôn đốc đơn vị thường xuyên, lập biên bản đối chiếu thu nộp và căn cứ vào mức độ vi phạm để có hình thức xử lý thích hợp.

Thứ ba, xây dựng quy trình thu BHXH bắt buộc

Quy trình, hồ sơ là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Quản lý quy trình thu bao gồm cả quản lý việc thực hiện đúng quy định về trình tự hồ sơ thủ tục tham gia BHXH của NLĐ, ĐV SDLĐ và cả quản lý cơ quan BHXH trong việc tiếp nhận, giải quyết, lưu trữ hồ sơ.

Quy trình thu BHXH bắt buộc đã được quy định cụ thể trong Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, và hiện nay được thay thể bởi Quyết định số 1111/QĐ- BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Theo đó, khi đơn vị mới đi vào hoạt động, hoặc có sự biến động về lao động (bao gồm ký hợp đồng mới, chấm dứt hợp đồng, thay đổi tiền công, tiền lương, thay đổi chức danh công việc) thì trong vòng 30 ngày phải làm hồ sơ thủ tục để báo với cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào đó để giải quyết (điều chỉnh các thông tin trên sổ BHXH, tính toán lại số tiền thu cho đơn vị...). Hồ sơ thủ tục cũng như quy trình luân chuyển hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ cũng được quy định cụ thể, chi tiết đến từng bộ phận.

Các loại hồ sơ, thủ tục trong hồ sơ thu BHXH bắt buộc cũng được phân cấp trách nhiệm rõ giữa các cấp. Ví dụ, hồ sơ truy thu trong năm tài chính thì thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện, nếu ngoài năm tài chính và sau 01/01/2007 thì cấp tỉnh, trước đó thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.

Yêu cầu về quản lý hồ sơ, quy trình yêu cầu cơ quan BHXH cần:

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra kiểm soát hồ sơ theo đúng quy định: Khi đơn vị hoặc NLĐ thực hiện các giao dịch phát sinh (tăng giảm lao

động, mức đóng....), người tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác về các loại hồ sơ giấy tờ cũng như các nội dung thông tin. Sau khi giải quyết hồ sơ, thực hiện lưu trữ và trả hồ sơ cho đơn vị theo đúng quy định.

- Giải quyết công việc nghiệp vụ phát sinh chính xác, đúng quy trình về việc luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận nghiệp vụ, giữa BHXH huyện và BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam và đảm bảo về thời hạn giải quyết hồ sơ.

* Lập và giao kế hoạch thu BHXH bắt buộc

- BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng trong năm tới lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- BHXH tỉnh: Lập 02 bản "Kế hoạch thu BHXH bắt buộc" năm sau (Mẫu số 13-TBH), gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 29 - 36)