7. Kết cấu của luận văn
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.5.2.1. Hạn chế
è Một số quy định của Luật BHXH còn thiếu chặt chẽ hoặc bị lợi dụng làm gia tăng số nợ BHXH bắt buộc hoặc giảm nguồn thu quỹ BHXH bắt buộc:
+ Thứ nhất, quy định DN được để lại 2% quỹ BHXH để trả các chế độ ốm đau, thai sản làm gia tăng số nợ BHXH bắt buộc.
Sau khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, các cơ quan Nhà nước đã nhận thấy sự bất cập của quy định này, nên các văn bản hướng dẫn thực hiện đã hướng dẫn cho phép các DN được phép lựa chọn hình thức thực hiện: thực hiện theo Luật BHXH hoặc thực hiện đóng đầy đủ 20% quỹ tiền lương, tiền công vào quỹ BHXH, khi phát sinh các khoản chi ốm đau, thai sản cơ quan BHXH cấp toàn bộ kinh phí để chi trả cho NLĐ. Do đó, khi triển khai các quy định này, 100% DN đều lựa chọn phương thức thứ hai.
Thực hiện kết luận của Thanh tra Bộ LĐTBXH, từ năm 2009, tất cả các DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải thực hiện để lại 2% quỹ BHXH để chi trả chế độ ốm đau, thai sản. Đây lại chính là tác nhân làm gia tăng số nợ BHXH bắt buộc.
+ Thứ hai, quy định về tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc chưa chặt chẽ làm giảm nguồn thu quỹ BHXH. Cụ thể là Thông tư
số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với NLĐ làm việc trong DN hoạt động theo Luật DN cho phép DN được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với DNNN để trả cho NLĐ. Vì thế, các DN có xu hướng định ra nhiều loại phụ cấp để trốn đóng BHXH bắt buộc.
è Biện pháp, chế tài xử phạt hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc áp dụng mức thấp:
+ Thứ nhất, lãi suất chậm nộp BHXH bắt buộc luôn thấp hơn lãi suất cho vay ngân hàng thương mại.
Theo quy định của Luật BHXH, các DN khi chậm đóng BHXH bắt buộc đều phải thực hiện nộp lãi suất chậm nộp. Lãi suất chậm nộp được tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH. Trong khi lãi suất đầu tư quỹ BHXH không xác định được trong năm. Đây là khó khăn lớn cho BHXH Việt Nam. Thực tế trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã thông báo lãi suất chậm nộp quỹ BHXH cho các địa phương là lãi suất đầu tư của năm trước liền kề. Bên cạnh đó, do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chủ yếu là hoạt động cho NSNN, ngân hàng thương mại vay hoặc mua trái phiếu. Do đó lãi suất đầu tư quỹ BHXH chủ yếu là lãi suất đi vay của ngân hàng thương mại. Vì thế, lãi suất chậm nộp BHXH bắt buộc thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.
+ Thứ hai, mức xử phạt hành chính đối với vi phạm về thu BHXH bắt buộc quá thấp.
Theo quy định của Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, NSDLĐ có các hành vi không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, chậm đóng BHXH bắt buộc, hoặc đóng BHXH bắt buộc không đúng mức quy định thì bị xử phạt hành chính, thì bị phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.
Với những quy định này, mức xử phạt hành chính quá thấp đối với mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm về thu BHXH bắt buộc. Hơn nữa, thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp và Chánh thanh tra LĐ. Cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu nộp BHXH bắt buộc lại không có thẩm quyền xử phạt DN.
+ Thứ ba, thực hiện quy định đóng BHXH bắt buộc đến đâu giải quyết
chế độ BHXH đến đó.
Trong thời gian qua, việc thực hiện quy định này tương đối có hiệu quả trong việc buộc các DN thực hiện đóng BHXH đầy đủ.
Công văn số 1464/BHXH-BT ngày 23/5/2008 của BHXH Việt Nam quy định: Trường hợp NSDLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc nhưng đóng BHXH bắt buộc không đúng thời gian quy định, việc thanh toán chi trả các chế độ thực hiện theo nguyên tắc đơn vị đóng đến thời gian nào thì tính và thanh toán chế độ BHXH đến thời gian đó.
è Các quy định pháp luật có liên quan đến thu nộp BHXH bắt buộc chưa đồng bộ với quy định của Luật BHXH gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Luật Hình sự chưa quy định cụ thể tội danh như trốn đóng BHXH bắt buộc, chiếm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc của NLĐ, nợ đọng BHXH bắt buộc kéo dài; Luật DN không quy định việc thu hồi Giấy đăng ký DN trong trường
hợp DN vi phạm pháp luật về trốn đóng BHXH bắt buộc, đồng thời khi DN làm thủ tục tuyên bố phá sản, thì trong khi yêu cầu phải có bản xác nhận của cơ quan Thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, nhưng lại không yêu cầu có bản xác nhận của cơ quan BHXH về hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc.
è Hoạt động của tổ chức công đoàn với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và do nhu cầu về việc làm nên NLĐ chưa thực thi quyền của NLĐ theo quy định của Luật BHXH: “cung cấp thông tin về việc đóng BHXH bắt buộc của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu”.
2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những tồn tại của cơ chế thu BHXH bắt buộc đối với NLĐ đã và đang tác động tiêu cực tới việc thực hiện các chính sách phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thực hiện mục tiêu đảm bảo ASXH.
Để hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc đối với NLĐ, cần thiết phải xác định rõ các nguyên nhân để từ đó tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện. Qua phân tích, tác giả nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Thứ nhất, các chính sách pháp luật ban hành chưa sát và theo kịp với
sự phát triển của thực tế nên tính khả thi và hiệu lực chưa cao.
- Thứ hai, nội dung và cách thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
còn đơn điệu, trách nhiệm trong phối hợp thực hiện chưa cao.
- Thứ ba, đội ngũ cán bộ và tổ chức hoạt động của cơ quan BHXH chưa
chuyên nghiệp. Năng lực, trình độ và kỹ năng của hầu hết cán bộ còn hạn chế, chủ yếu là do khâu tiếp nhận ban đầu và thiếu chương trình đào tạo tiến tiến, hiện đại. Cán bộ làm công tác thu BHXH bắt buộc còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc còn mang dư âm hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, bám sát NLĐ, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp. Tác phong làm việc còn nặng thói quen hành chính bao cấp, thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện, nhiều khi
chỉ thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chưa quen với tác phong phục vụ, chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Việc thỉnh thị ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền và hỗ trợ của các ngành các cấp ở một số địa phương chưa được thường xuyên.
- Thứ tư, ứng dụng CNTT trong quản lý còn chậm, chưa đầu tư cải tiến
phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ. Cơ sở dữ liệu của người tham gia BHXH bắt buộc chưa đầy đủ. Cơ quan BHXH còn áp dụng quá nhiều chương trình phần mềm trong quản lý, tổ chức thực hiện. Chương trình ứng dụng chưa có tính mở, chưa liên kết được giữa các chương trình.
- Thứ năm, vai trò của tổ chức công đoàn trong các DN rất mờ nhạt, do
không thành lập được công đoàn trong DN. Ở những DN đã thành lập được tổ chức công đoàn thì hầu hết cán bộ công đoàn không chuyên trách nên việc làm, tiền lương, các chế độ khác đều do NSDLĐ trả. Do đó động lực của cán bộ công đoàn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ còn nhiều hạn chế. Tại một số DN, nhiệm vụ của công đoàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NSDLĐ. Không có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn khi có đấu tranh với NSDLĐ. Trong khi đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Sở ít có điều kiện quan tâm hỗ trợ DN, nhất là trong lĩnh vực quản lý LĐ, xây dựng thỏa ước LĐ tập thể, đóng nộp BHXH.
- Thứ sáu, BHXH tỉnh Nghệ An mới chỉ tập trung vào các nguồn lao
động tham gia BHXH bắt buộc khu vực HCSN, DN nhà nước, ĐTNN hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn; chưa đầu tư thoả đáng cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Chưa đánh giá, phân tích hết những nguyên nhân tồn tại để tìm biện pháp tháo gỡ, còn đổ lỗi tại khách quan. Một số địa phương chưa tập trung điều tra, khảo sát, nắm bắt tình hình và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Kết luận chương 2
Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi thấy: quản lý thu BHXH bắt buộc đã đạt được những kết quả tương đối tốt, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH bắt buộc và an sinh xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quản lý thu BHXH bắt buộc còn có những điểm hạn chế, những mặt yếu như đã đánh giá ở trên. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, phát huy những kết quả đã đạt được để quản lý thu BHXH bắt buộc có hiệu quả cao hơn thì cần phải có những định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN