Nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nhân tố kinh tế-xã hội

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu

người, đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.

Nghệ An là tỉnh đông dân. Năm 2013, dân số của Nghệ An là 3.113.055 người, chiếm 3,5% dân số cả nước và đứng thứ tư trong số 63 tỉnh, thành phố (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa). Với số dân đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15-64 tuổi) là hơn 2 triệu người, chiếm 64,0% tổng số dân cả tỉnh. Trong đó, lao động làm nông nghiệp chiếm 75,2%. Hàng năm dân số bước vào độ tuổi lao động khoảng trên 30.000 người.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng khá và liên tục. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP của Nghệ An đạt 7,24%; cao hơn tốc độ tăng trưởng của 2 năm gần đây (2012 tăng 6,1%, 2013 tăng 6,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (ước 5,8%). Tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội cả năm đạt trên 27,7 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt trên 6,4 nghìn tỷ, cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển, tạo động lực mới cho nền kinh tế của tỉnh. Các DN Nhà nước đã căn bản được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Số lượng các DN tăng nhanh. Năm 2014 đã có 1.205 DN thành lập mới. Hiện nay, toàn tỉnh có 12.386 DN. Kinh tế hợp tác được đổi mới và phát triển đa dạng. Cả tỉnh hiện có 565 hợp tác xã; 2.851 tổ hợp tác. Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ngày càng phát triển. Mô hình kinh tế trang trại phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 380 trang trại.

Từ năm 2007 đến nay, có 381 dự án (vốn đầu tư 142.594,32 tỷ đồng) được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều dự án có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (6.300 tỷ đồng), Thủy điện Bản Vẽ 320 MW (4.763 tỷ đồng)...

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số năm 2013 là 11,5%. Tuổi thọ trung bình của người Nghệ An đã tăng đáng kể, từ 40,5 tuổi vào năm 1960 lên 73,1 tuổi vào năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 còn 10%. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 45.657 người.

Có thể nói đối với các đơn vị HCSN, hưởng lương từ NSNN thì việc đóng BHXH bắt buộc phần lớn là kịp thời, đầy đủ. Còn đối với DN thì kết quả hoạt động SXKD của các DN là nhân tố quan trọng tác động đến cơ chế thu BHXH, bởi khoản chi đóng BHXH bao gồm: trích từ tiền lương, tiền công của NLĐ và khoản đóng góp của NSDLĐ. Hai khoản chi phí này cùng với phần tiền lương NLĐ thực nhận được kết cấu trong giá thành sản phẩm. Khi hoạt động SXKD có hiệu quả, DN có đủ nguồn lực tài chính để đóng BHXH. Ngược lại, khi hoạt động SXKD bị thua lỗ, DN không có đủ nguồn lực để đóng BHXH, dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó, mục tiêu chính của các DN là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các DN luôn tìm các biện pháp để giảm chi phí, tăng doanh thu. Bên cạnh những biện pháp tích cực, thì không ít DN đang tìm kiếm các biện pháp trốn đóng BHXH bắt buộc, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong quản lý, đôn đốc thu BHXH bắt buộc.

Có thể nói, tình hình kinh doanh của đơn vị ổn định, có lợi nhuận thì việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ sẽ rất tốt và ngược

lại.

+ Thu nhập của NLĐ: Trong nền kinh tế thị trường, BHXH được tổ chức theo nguyên tắc “đóng-hưởng”, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc phải có đóng góp để được hưởng chế độ theo quy định chung. Muốn có đóng góp, NLĐ phải có thu nhập. Từ các khoản thu nhập đó, NLĐ sử dụng đầu tiên cho các khoản chi tiêu để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Do vậy, một khi thu nhập thực tế của NLĐ chưa đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, thì một tất yếu NLĐ không mong muốn, tìm cách thông đồng với NSDLĐ để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w