7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, phối hợp liên ngành
liên ngành trong công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh
Thực tế trong thời gian qua cho thấy rõ hiệu quả của công tác kiểm tra, phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra đối với các DN nợ BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, một thực tế là số lượng thanh tra LĐ ít, trong khi nhiệm vụ của thanh tra LĐ nhiều lĩnh vực như an toàn LĐ, phòng chống cháy nổ,…vì thế hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan BHXH và cơ quan QLNN chưa thường xuyên, chủ yếu triển khai vào những tháng cuối năm để đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc. Chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra chưa cao, chưa xác định trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và chưa xác định chính xác các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc, số nợ đọng BHXH bắt buộc tương ứng với từng nguyên nhân. Hoạt động kiểm tra nội bộ trong hệ thống thu BHXH bắt buộc chưa nhiều. Công tác theo dõi và xử lý sau kiểm tra, thanh tra thiếu quyết liệt, hiệu quả chưa cao.
Để phát huy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra.
Thứ nhất, xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra ngành BHXH và thanh
tra LĐ theo hướng: Căn cứ vào biên bản làm việc của Đoàn kiểm tra BHXH với DN và đề nghị của cơ quan BHXH, Thanh tra LĐ thông báo DN lịch làm việc, tổ chức buổi làm việc giữa Thanh tra LĐ, đoàn kiểm tra của BHXH, DN xác nhận kết quả làm việc của đoàn kiểm tra BHXH. Căn cứ vào Biên bản làm việc thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của DN, Thanh tra LĐ sẽ ra Quyết định xử phạt hành chính đối với DN.
Thứ hai, trên cơ cở các thông tin về tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc
từ Chương trình quản lý nợ đọng BHXH bắt buộc do phòng Thu BHXH tỉnh cung cấp, phòng Kiểm tra phải chủ động tham mưu Giám đốc ban hành quyết định và tiến hành kiểm tra ngay khi nợ đọng BHXH bắt buộc của DN bằng số phải đóng BHXH từ 3 tháng đến dưới 6 tháng. Do đó, hoạt động kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về đóng BHXH bắt buộc cần được triển khai thường xuyên, liên tục.
Thứ ba, bên cạnh việc tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định của
pháp luật về đóng BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH cần tăng cường kiểm tra nội bộ, nhằm xác định chính xác số liệu về tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của từng DN mà cơ quan BHXH đang quản lý; tình hình thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc để hạn chế các hành vi lợi dụng, tham nhũng trong nội bộ ngành; kiểm tra việc chấp hành các quy định nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc thực hiện cơ chế thu BHXH bắt buộc đối với NLĐ một cách nghiêm túc, nghiêm ngặt.
Thứ tư, cần tập trung nâng cao chất lượng cán bộ kiểm tra, có đủ phẩm
vi vi phạm về BHXH của DN, mức độ vi phạm, nguyên nhân dẫn tới các vi phạm để kiến nghị các biện pháp xử lý thu hồi nợ đọng BHXH bắt buộc phù hợp với thực tế của từng DN.